Thông tin tài liệu:
Phòng rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi
Rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm cao nhất là người trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi (NCT). RLTHN có thể ở các mức độ khác nhau: nặng, nhẹ và trung bình, nhưng khi bị RLTHN dù ít, dù nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. RLTHN nặng thì có nhiều nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Biểu hiện của RLTHN...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi
Phòng rối loạn tuần hoàn não ở người cao
tuổi
Rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não có thể
gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm cao nhất là người trưởng thành và đặc biệt là
người cao tuổi (NCT). RLTHN có thể ở các mức độ khác nhau: nặng, nhẹ và trung
bình, nhưng khi bị RLTHN dù ít, dù nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh
hoạt của người bệnh. RLTHN nặng thì có nhiều nguy hiểm đến tính mạng của
người bệnh.
Biểu hiện của RLTHN
Nhiều trường hợp RLTHN ở những giai
đoạn đầu có thể được bù trừ do sự điều
chỉnh của hệ thần kinh, nhưng nếu bị tái
diễn nhiều lần và ngày càng nặng lên thì
bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mất bù trừ.
Giai đoạn đầu có khi chỉ biểu hiện các triệu
Xơ vữa là một nguyên nhân gây RLTHN.
chứng mà NCT hay gặp trong cuộc sống
thường ngày như: mệt mỏi, mỏi chân tay ở một bên người; nhiều người bệnh có cảm giác
tê bì ở tay chân và đôi khi có cảm giác bị giật ở tay, chân. Đặc biệt thuờng gặp là hay
quên như: quên chìa khóa, quên kính, quên các dụng cụ thường sử dụng hàng ngày... Ví
dụ có khi kính vẫn đeo ở mắt nhưng cứ đi tìm kính… nặng hơn là đi dạo phố, đi hóng
mát rồi quên đường về hoặc gặp người quen thân nhưng rất khó nhớ tên...
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến RLTHN như: bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường,
bệnh xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu (tăng cholesterol và triglycerid), người ta cũng lưu
ý tới những trường hợp người bệnh có tổn thương cột sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ)
cũng có thể gây nên bệnh RLTHN…
Hậu quả của bệnh RLTHN
Nếu RLTHN ở NCT mức độ nhẹ thì có thể xuất hiện cảm giác mỏi tay, mỏi chân; cảm
giác nóng bừng mặt, cơ thể nhiều khi còn vã mồ hôi hoặc lạnh các đầu chi, nổi da gà, nếu
nặng hơn có thể có cảm giác nghẹt thở, rối loạn tiểu tiện… RLTHN ít nhiều cũng có thể
gây hiện tượng phù não gây rối loạn tâm lý từ nhẹ đến nặng ví dụ như: hay đau đầu, cáu
gắt vô cớ, hay nổi nóng hoặc vui buồn, lo lắng thất thường; nhưng hay gặp nhất trong
RLTHN ở NCT là chóng quên, sa sút trí tuệ, nặng nhất là bị tai biến mạch máu não, đây
là một dạng RLTHN cấp tính. Thường có biểu hiện trước tiên là đau đầu dữ dội, buồn
nôn, nôn, méo miệng, liệt chi, dần dần đi vào hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ nếu cấp
cứu không kịp thời…
Phòng bệnh RLTHN ở NCT
RLTHN ở NCT có nhiều nguyên nhân khác nhau và ít nhiều đều để lại hậu quả không
tốt. Việc phòng bệnh RLTHN cũng không đơn giản. Tuy vậy, khi bị RLTHN hoặc nghi
có RLTHN đối với NCT nên quan tâm đến việc đi khám bệnh định kỳ. Để thầy thuốc có
thể phát hiện ra bệnh sớm và tích cực điều trị, nhất là các yếu tố có nguy cơ cao gây
RLTHN như: tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh thoái hóa khớp đốt sống cổ hoặc
là những trường hợp tăng cholesterol, triglycerid máu…
Thể dục nhẹ nhàng có thể cải thiện RLTHN.
Trong cuộc sống hàng ngày, những trường hợp có nguy cơ cao bị RLTHN không nên
uống rượu bia, đặc biệt là không hút thuốc lá. Tập thể dục đều đặn tùy theo sức của mình
và phù hợp với hoàn cảnh từng người là việc làm có lợi cho sức khỏe, trong đó có phần
góp vào việc phòng bệnh RLTHN cho mọi người nói chung và rất có ích cho NCT
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU