Danh mục

Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.09 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chóng mặt là tình trạng rối loạn khả năng định hướng về không gian dẫn đến giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng. Theo một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây, biểu hiện này xảy ra ở khoảng 28-36% những người trên 60 tuổi và tỷ lệ này tăng lên 45 -70% ở những người trên 70 tuổi. Đa số những trường hợp chóng mặt ở người cao tuổi là lành tính, tự khỏi và có thể xác định được nguyên nhân. Các thầy thuốc không nên coi chóng mặt là hậu quả của tuổi già...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi Chóng mặt là tình trạng rối loạn khả năng định hướng về khônggian dẫn đến giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng. Theo một sốnghiên cứu dịch tễ học gần đây, biểu hiện này xảy ra ở khoảng 28-36%những người trên 60 tuổi và tỷ lệ này tăng lên 45 -70% ở những ngườitrên 70 tuổi. Đa số những trường hợp chóng mặt ở người cao tuổi làlành tính, tự khỏi và có thể xác định được nguyên nhân. Các thầy thuốckhông nên coi chóng mặt là hậu quả của tuổi già mà cần tìm kiếm nguyênnhân để xử trí. Các hậu quả của chóng mặt ở người lớn tuổi là gây ngã, sợngã và hạn chế hoạt động. Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, 6,4 – 7,2%các trường hợp ngã ở người lớn tuổi có liên quan trực tiếp đến biểu hiện hoamắt chóng mặt. Các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây chóng mặt ở người lớntuổi là nhóm các bệnh lý tim mạch, rối loạn tiền đình ngoại vi, tổn thươngthần kinh trung ương, bệnh lý mạch máu ở thân não, rối loạn tâm thần, dothuốc và hội chứng tăng thông khí phổi. Có khoảng 20% các trường hợpchóng mặt ở người lớn tuổi không xác định được nguyên nhân. Thời gian diễn biến của triệu chứng là một yếu tố rất quan trọng đểchẩn đoán nguyên nhân của chóng mặt. Những cơn chóng mặt cấp tính kéodài dưới 1 phút, diễn ra đều đặn thường liên quan đến các bệnh lý của hệthống tiền đình ngoại vi. Chóng mặt kéo dài từ một vài phút đến 1-2 giờthường xảy ra trong bệnh Meniere, thiếu máu não tạm thời hoặc các rối loạntâm thần. Chóng mặt kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày thường gặp trong bệnhMeniere hoặc các bệnh lý khác gây rối loạn thăng bằng trường diễn. Xác định và xử trí nguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất trongđiều trị chóng mặt ở người lớn tuổi. Để điều trị triệu chứng chóng mặt, cácnhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng histamine, nhómbenzodiazepine, các thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn kênh canxi và mộtsố thuốc chống nôn. Tất cả các thuốc này nên được dùng một cách dè dặt vớiliều thấp nhất có thể và hạn chế dùng kéo dài ở người lớn tuổi vì chúng cóthể gây giảm khả năng hoạt động bù của hệ thần kinh trung ương và nhiềutác dụng phụ khác. Các thuốc kháng hệ cholinergic ở thần kinh trung ương nhưscopolamine và atropine là những thuốc quan trọng nhất hiện nay trong điềutrị triệu chứng chóng mặt. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc nàylà gây khô miệng, giãn đồng tử, giảm khả năng tập trung và buồn ngủ. Docác thuốc kháng cholinergic có thể gây giảm khả năng hoạt động bù của tiềnđình và có nhiều tác dụng phụ nên cần tránh dùng kéo dài trong các trườnghợp chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại vi. Miếng dán ngoài da củascopolamine có thể được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có nônnhiều gây giảm hấp thu thuốc nếu dùng đường uống, tuy nhiên, nên tránhdùng kéo dài vì có thể gây kích ứng da. Các thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1 như meclizine,dimenhydrinate và diphenhydramine với khả năng kháng cả histamine vàcholinergic ở hệ thần kinh trung ương nên có thể giúp giảm cả triệu chứngchóng mặt và buồn nôn trong hội chứng tiền đình cấp, gây ra do các rối loạntiền đình ngoại vi (như các đợt cấp của viêm tai trong, viêm thần kinh ốc taitiền đình hoặc bệnh Meniere). Các thuốc kháng histamine thế hệ mới nhưloratadine không có tác dụng trong các trường hợp này do không xâm nhậpđược vào hệ thần kinh trung ương. Những bệnh nhân lớn tuổi nên bắt đầuđiều trị với liều thấp nhất có thể của các thuốc này để giảm bớt tác dụng anthần của thuốc. Các dẫn xuất của nhóm benzodiazepine có tác dụng ức chếcác đáp ứng tiền đình ở hệ thần kinh trung ương nên có thể giảm triệu chứngchóng mặt ngay ở liều rất thấp và thường được sử dụng trong các trường hợpchóng mặt mạn tính do tổn thương tiền đình. Đáng lưu ý là các thuốc này cóthể gây nhiều tác dụng phụ như giảm khả năng nhớ, tăng nguy cơ ngã và rốiloạn khả năng hoạt động bù của ốc tai ở người lớn tuổi. Thuốc thường dùngnhất trong nhóm benzodiazepine để điều trị chóng mặt là lorazepam, dothuốc này có hiệu quả cao, tác dụng ngắn hạn và ít tác dụng phụ nếu đượcdùng với liều không quá 0,5mg × 2 lần mỗi ngày. Thuốc có thể được dùngđường uống hoặc ngậm dưới lưỡi trong các trường hợp chóng mặt cấp tính.Các thuốc khác có thể được sử dụng là diazepam đường uống với liều 2mg× 2 lần mỗi ngày hoặc clonazepam 0,5 mg × 2 lần mỗi ngày. Các dẫn xuấtbenzodiazepine tác dụng kéo dài thường không có tác dụng giảm triệu chứngchóng mặt. Một số dẫn xuất của nhóm chẹn kênh canxi như unarizine,cinnarizine và flunarizine có tác dụng khá tốt trong điều trị và dự phòng biểuhiện chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau ở người lớn tuổi. Tác dụngđiều trị chóng mặt của các thuốc này có được là nhờ khả năng khánghistamine, kháng cholinergic và kháng dopamine. Các bệnh nhân chóng mặt do rối loạn tiền đ ình thường có kèm theobiểu hiện buồn nô ...

Tài liệu được xem nhiều: