Danh mục

Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuột

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuột, nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuộtPhòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuột Nguồn bài viết: Cục Bảo Vệ Thực Vật Nhiều bà con nông dân ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình đề nghị chúng tôi cho biết cây dưa chuột bị các loại sâu bệnh nào phá hại? Trên ruộng nhiều lá bị đốm vàng, khô rụng, cây bị cằn cỗi, có khi chết lụi... chưarõ phải đối phó ra sao?Chúng tôi thấy có rất nhiều loại sâu bệnh hại dưa chuột nhưng triệu chứngđể nhận biết, cũng như mức độ gây hại, thời gian xuất hiện và cách phòngtrừ rất khác nhau tùy theo loài sâu bệnh, giống cây và mùa vụ trồng. Nhữngsâu bệnh chính thường gặp ở các vùng trồng dưa chuột có thể như sau:1. Bệnh sương mai giả do nấm gây ra, gây hại chính ở thân lá, lá đốm vàngsau 3-4 ngày đốm chết mầu nâu đen, lá úa vàng, khô rụng, thân khối khô,cây trụi lá và khô chết. Bệnh xuất hiện nhiều khi nhiệt độ trung bình thấp 18-20oC trời âm u, có sương mù, mưa nhỏ ẩm độ cao trên 80%.2. Bệnh phấn trắng do nấm gây ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàngkhô rụng sớm.3. Bệnh khảm lá do virut gây ra. Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc,lá biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả. Bệnh do côn trùng chíchhút như rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới.4. Ruồi đục lá: Là một loài sâu hại sâu non ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bìlá, để lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gâyhại từ đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thờikỳ có quả. ở Vĩnh Phúc thường hại nặng vào tháng 3-5 và tháng 10-11.5. Sâu ăn lá: Chúng hại búp, lá non. Gây hại nhiều ở vụ xuân hè và vụ thuđông ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh sau trồng 20-30 ngày.6. Bộ trĩ: Xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã lớn. Bọ trĩ chíchhút dịch cây ở lá, thân non làm cho lá bị xoăn, thô dòn, cây cằn cỗi.7. Rệp: Xuất hiện nhiều trong điều kiện khô hanh, hạn hán. Chích hút dịchcây làm lá biến dạng, thô dòn.Cây cằn cỗi.Ngoài ra, còn thấy một số sâu khác gây hại như sâu khoang, ruồi đục quả, vànhện đỏ.Trước mắt, để đối phó phòng trừ các sâu bệnh hại dưa chuột (nhất là đối vớihiện tượng bệnh sương mai giả có triệu chứng tương tự như triệu chứng lácây đốm vàng, khô lụi ở ruộng mà bà con nêu ra) nên kiểm tra lại và chọncách phòng trừ trước mắt như sau:- Kiểm tra ở giai đoạn cây con đến trước khi cây ra hoa: ở giai đoạn này trêncây dưa chuột trồng vụ xuân hè sớm và vụ thu đông thường bị bệnh sươngmai giả, bọ trĩ, rệp gây hại và ruồi đục lá, sâu ăn lá. Chúng gây hại mạnh vàokhoảng 20-30 ngày sau trồng. Cần theo rõi, phát hiện sớm, khi cần thiết cóthể phun thuốc 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.- ở giai đoạn từ khi ra hoa đến thu hoạch: Các loại sâu bệnh nói trên thườngphát sinh rộ, gây hại nặng, có mật độ sâu nhiều, tỷ lệ bệnh cao ở thời điểmcây ra hoa, có quả rộ đến thu hoạch quả đầu tiên. Nếu điều kiện thời tiếtthuận lợi cho sâu, bệnh trong vụ xuân hè, cần phun thuốc phòng trừ 2-3 lần,mỗi lần cách nhau 5-7 ngày Phun đúng loại thuốc cho từng loại sâu hay bệnhvà phải ngừng phun thuốc để bảo đảm thời gian cách ly an toàn trước thuquả 10 ngày. Cách phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn bao thuốc.Tùy theo loài sâu bệnh đã phát hiện và ở mức cần thiết phải phun thuốc màchọn lựa dùng các thuốc sau đây:a) Các loại thuốc thường dùng trừ cả rệp, bọ trĩ trên dưa chuột là Confidor100 SL, Actara 25 MW.b) Các loại thuốc thường dùng trừ ruồi đục lá Vertimex 1,8 EC, Trigord 75WP, Regent 800 WG.c) Các loại thuốc trừ sâu ăn lá: Pegasus 500 SC, Sherpa 25 EC, Sumicidin 20EC, chế phẩm sinh học Bt v.v...d) Các thuốc thường dùng trừ bệnh sương mai giả: Alliette 80 WP, RhidomilMZ 72 WP, Oxyclorua đồng 80 WP (Vidoc), Daconil 500 SC.e) Các thuốc thường dùng trừ bệnh phấn trắng: Anvil 5 SC, Vicarben-S-75WP, Manage 5 WP.- ở giai đoạn sau thu hoạch đến khi trồng vụ sau:Thu gom tiêu hủy thân lá cây sau thu hoạch, cầy đất, phơi ải.Lên luống cao, rãnh thoát nước nhanh, chống đất quá trũng, ẩm ướt, đọngnước trước và sau khi trồng.Luân canh với trồng nước như cây lúa, hoặc các cây họ thập tự bắp cải, suhào, hoặc các cây khác không bị các loài sâu bệnh hại dưa chuột.

Tài liệu được xem nhiều: