Danh mục

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.37 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bọ phấn đục nõn: Phát sinh trên tất cả các vùng trồng điều trong cả nước. Loại sâu này rất nguy hiểm đối với điều từ 1 đến 4 năm tuổi. Làm cho điều cằn cỗi, hoặc cụt ngọn, cây ngừng sinh trưởng và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn SÂU HẠI: 1-Bọ phấn đục nõn: Phát sinh trên tất cả các vùng trồng điều trong cả nước. Loại sâu nàyrất nguy hiểm đối với điều từ 1 đến 4 năm tuổi. Làm cho điều cằn cỗi, hoặc cụtngọn, cây ngừng sinh trưởng và phát triển. Đặc điểm: Bọ phấn màu đen, có vòi dài, bọ trưởng thành dài 12mm,bề ngang 3mm. Bọ dùng vòi đục vào nõn non để đẻ trứng. Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở lá hay nõn điều bị vàng úa rồikhô héo. Sâu đục nõn phá phần bên trong nõn điều và đùn ra nơi xâm nhập nhữngviên phân. Sâu non có màu hơi vàng, đầu nâu. Sâu hoá nhộng ở đường hầm đụctrong nõn. Bọ phấn có thể phá hại quanh năm, nhưng sâu non phá hại rộ vàokhoảng từ tháng 6 đến tháng10 hàng năm, bọ trưởng thành xuất hiện nhiều từtháng 5 đến tháng 8. Thời gian này là thời gian giao phối của bọ phấn, trùng hợpvới thời gian điều ra nõn non. Phòng trị: Dùng tay bắt sâu non trên cây. Cắt bỏ các chồi non bị hạicùng với cả sâu non và nhộng ở bên trong và đem đốt. Phun thuốc Padan 95 SP0,1%, hoặc Sherpa 25EC 0,15% vào tháng 5 và tháng 8, kết hợp với việc cắt cànhbị nhiễm sâu vào tháng 6 và tháng 9. 2-Bọ xít muỗi: Bọ trưởng thành có màu đỏ nâu, đầu đen, ngực đỏ, bụng trắng. Bọtrưởng thành cũng như bọ non ở các lứa tuổi đều gây tác hại cho cây điều. Bọ cóthể gây hại ở nhiều bộ phận trên cây điều: chồi non, lá non, cành hoa, quả non...,nơi bị bọ xít chích hút thường tiết ra nhựa. Bọ xít dùng vòi chích hút vào phần mô mềm của cây để hút dinhdưỡng và tiết chất độc làm cho các vết chích thâm đen lại. Ban đầu vết chích xuấthiện như một vết thương bị mọng nước, sau đó có màu đen hay nâu do tế bào chếttạo thành và dần chuyển thành vết sẹo. Hoa và nõn bị bọ xít chích thì sẽ bị khô, lábị cong và biến dạng, hạt bị nhăn, nếu bị nặng thì khô, nhẹ thì trên bề mặt cónhững đốm vảy màu nâu đen tròn. Phòng trị: - Nếu mật độ bọ xít thấp (ít) thì dùng tay bắt giết. -Xén tỉa cành ở những cây tán phát triển mạnh. -Khi mật độ bọ xít cao, dùng các loại thuốc Basudin 50ND pha vớinước theo tỷ lệ 1/800 phun lên cây. Việc phun thuốc nên thực hiện vào sáng sớmhay chiều tối, đó là những lúc bọ xít muỗi hoạt động mạnh. 3-Sâu xen tóc: Đây là xén tóc thuộc bộ cánh cứng, sâu đục vào bên trong thân câyvà gây hại. Sâu trưởng thành có chiều dài 40-45mm, thân có màu nâu đỏ, có loạicó màu nâu dạt dẻ. Triệu chứng gây hại trên cây: Ở vị trí sâu đục vào bên trong xuấthiện vết nhựa cây cùng với các phần mềm của cây đùn ra từ một lỗ nhỏ. Nhữngcây bị sâu hại có lá vàng úa, cành bị khô héo và chết. Lớp vỏ ở vị trí sâu đục thângây hại bóc ra một cách dễ dàng. Toàn bộ phần vỏ ở quanh khu vực sâu thâm nhậpthường bị sâu non gây hại, một số sâu còn đục sâu vào bên trong phần gỗ của cây. Phòng trị: -Phát hiện sâu kịp thời, khi sâu bắt đầu gây hại quétthuốc lên thân cây bằng hỗn hợp; phân trâu bò 10 phần, đất 5 phần, nước 10 phần,thuốc trừ sâu dạng bột 1 phần. -Dùng thuốc Decis 2,5 ND pha 10-15cc/ bình 8 lít nươc, phun vàothân cây và vùng rễ bị hại sau khi đã bóc lớp vỏ bị hại đem đốt. -Chặt bỏ cây chết và đem đốt. -Tăng cường chăm bón cho cây để cây phát triển tốt, tăng tínhchống chịu. 4-Câu cấu ăn lá: Câu cấu có màu xanh lá mạ non. Chúng có hàm rất khoẻ và đôi mắtlồi ra. Con trưởng thành dài 16mm, rộng 6mm. Loại sâu này hoạt động mạnh,chúng thường nấp ở mặt dưới lá, nếu thấy động là thả mình rơi xuống đất giả chếtvà tìm nấp ở các khe đất. Chúng thường tập trung cắn phá lá điều non. Chúng gặmphiến lá từ ngoài rìa rồi ăn gần đến gân lá. Nếu mật độ câu cấu cao, có thể gây hạinặng và toàn bộ lá non của cây bị chúng ăn hết, chỉ còn trơ lại cành. Phòng trị: Dùng vợt vải màn để bắt giết. -Dùng thuốc Basudin 50ND với lượng 2lít/ha pha 1/400 –1/500phun lên cây. 5-Sâu róm đỏ ăn lá: Sâu trưởng thành là loài bướm đêm, có màu nâu đỏ, ở cánh nổi rõba điểm sáng. Sâu non là một loại sâu róm ăn rất khoẻ, có màu nâu đậm, sâu hoánhộng trong kén tơ có lá bao quanh. Sâu xuất hiện và gây hại không thườngxuyên. Những năm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng xuất hiện với mật độcao và gây hại nặng trên cây điều. Phòng trị: Phun thuốc Basudin 50ND 1/400 –1/600 hoặc Sumithion50ND pha với nồng độ 1/400-1/600. 6-Sâu bao: Sâu không gây hại thường xuyên cho cây điều, chỉ khigặp điều kiện thời tiết thuận lợi mới xuất hiện. Triệu chứng gây hại là sâu cắn ănphần mô mềm có màu xanh của lá từ mặt trên xuống, tạo thành các vòng tròn. Chỗbị sâu cắn phá mô bào chuyển sang màu đỏ rồi khô rụng xuống để lại trên lánhững lỗ khuyết. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: