Các thuốc chống nấm có loại dùng ngoài, có loại dùng trong, có loại dùng theo cả hai cách trên. Đối với các thuốc dùng trong cần quan tâm hơn cả vì một số thuốc có thể gây dị tật cho thai. Thuốc dùng an toàn cho người có thai Amphotericin B dùng tiêm tĩnh mạch, tiêm tủy sống, đặt âm đạo đều không gây dị dạng cho thai. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra thiếu máu, hạ kali máu, suy thận cho cả mẹ và thai. Cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời. Trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ có thai dùng thuốc chống nấm như thế nào? Phụ nữ có thai dùng thuốc chống nấm như thế nào? Các thuốc chống nấm có loại dùng ngoài, có loại dùng trong, cóloại dùng theo cả hai cách trên. Đối với các thuốc dùng trong cần quantâm hơn cả vì một số thuốc có thể gây dị tật cho thai. Thuốc dùng an toàn cho người có thai Amphotericin B dùng tiêm tĩnh mạch, tiêm tủy sống, đặt âm đạo đềukhông gây dị dạng cho thai. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra thiếu máu, hạkali máu, suy thận cho cả mẹ và thai. Cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịpthời. Trường hợp nấm khu trú một chỗ (nấm âm đạo, nấm phổi, nấm tiêuhóa) cần cân nhắc kỹ, nếu thấy không thật cần thiết thì dùng một thuốc ít độchơn (ví dụ viên đặt clotrimazol, miconidazol trị nấm âm đạo ít khi gây tácdụng phụ). Thuốc cần thận trọng với người có thai + Griseopulvin: thuốc phá vỡ cấu trúc thì gián phân tế bào nên làmngừng pha giữa sự phân bào hoặc tạo ra DNA khiếm khuyết không có khảnăng sao chép làm cho nấm không sinh sôi được. Mặt khác griseopulvinđọng lại ở các tế bào tiền thân keratin, tạo ra môi trường bất lợi làm nấm khóthâm nhập. Sau khi uống, grieopulvin tập trung ở da, tóc, móng, gan, mômỡ, cơ xương. Grieopulvin được dùng rộng rãi để trị nấm ở da (vùng thân,chân, đùi, râu, đầu ) ở tóc, móng tay, móng chân. Liệu trình điều trị thườngkéo dài (với nấm móng có thể dùng từ 6 tháng đến 1 năm, uống kết hợp vớibôi). Griseopulvin có thể gây sẩy thai, quái thai. Không dùng cho người dựđịnh hoặc đang mang thai. Chưa có thông tin đầy đủ về tác hại củagriseopulvin cho trẻ bú. + Metronidazol: là thuốc dùng phổ biến trong các bệnh viêm nhiễmđường sinh dục dạng đặt hay uống hoặc có khi phối hợp cả hai (ví dụ trongviêm âm đạo không điển hình, nhiễm trùng roi), metronidazol đi qua hàngrào nhau thai khá nhanh, tạo ra nồng độ ở cuống nhau và huyết tương xấp xỉnhau. Kinh nghiệm lâm sàng về tác dụng của metronidazol trên thai chưađầy đủ, thống nhất. Đã có nhiều người có thai dùng metronidazol không ghinhận được tai biến thai nhưng cũng có một số báo cáo về nguy cơ gây quáithai khi dùng thuốc vào 3 tháng đầu thai kỳ. Metronidazol tiết vào sữa mẹkhá nhanh nhưng chưa rõ ảnh hưởng trên trẻ bú như thế nào. Có thể dùngmetronidazol cho người có thai nhưng cần thận trọng, tốt nhất là không nêndùng ở 3 tháng đầu thai kỳ, không dùng phác đồ điều trị liều duy nhất (liềucao 2-4 g/ngày) cho người có thai, thận trọng với người cho con bú. + Chlotrimazol: là thuốc lựa chọn đầu tiên khi dùng chữa viêm âmđạo do nấm Candida, thường dùng dưới dạng thuốc bôi, viên đặt. Chưa cóđủ các thông tin về tác dụng của thuốc với người mang thai trong 3 thángđầu thai kỳ. Vẫn chưa biết thuốc có bài tiết qua sữa hay không. + Nistatin: là thuốc chống nấm cùng họ với amphotericin. Có tài liệucho rằng vì nistatin không thấm vào máu nên không độc cho thai. Nhưngtrong thực tế vẫn có những dạng thuốc thấm qua đường tĩnh mạch như dạngthuốc đạn vì thế cũng có tài liệu yêu cầu không dùng cho người có thai (ítnhất cũng ở dạng thuốc này). Người có thai có thể dùng nistatin dưới dạngthuốc không thấm qua máu điều trị nấm Candida (ở miệng, thực quản, dạdày, ruột, lưỡi) nhưng không nên dùng cho người có thai những dạng thuốcthấm qua máu như dạng thuốc đạn. + Fluconazol và iltraconazol: ức chế enzym C14 dimethylasae dẫnđến ức chế tổng hợp ergosterol ở thành tế bào, phá hủy màng tế bào chất củanấm nên có phổ kháng khuẩn rộng, mạnh. Khi uống, thuốc sẽ phân bố rấtnhanh vào các cơ quan tổ chức đồng thời lại đi vào lớp thượng bì, móng vàtích lũy lại khá lâu (nồng độ ở đó cao hơn nồng độ trong máu). Vì thế khiđiều trị không chỉ với nấm nội tạng mà ngay nấm ở bên ngoài vẫn dùngdạng uống. Ví dụ, khi viêm âm đạo do nấm Candida, dùng thuốc dùng ngoàichlotrimazol, song khi nặng cần phối hợp uống fluconazol liều thấp dùngnhiều ngày hay liều cao dùng một lần duy nhất. Chưa có các thông tin đầyđủ về tác dụng của thuốc với người mang thai. Với liều điều trị bệnh viêmâm đạo như nói trên chưa có bằng chứng thuốc gây hại thai nhưng nếu dùngliều cao (300-400mg/ ngày), kéo dài (3 tháng) trong các bệnh khác thì cóghi nhận các tác hại cho thai. Chẳng hạn có thông báo về dị dạng bẩm sinhở trẻ sinh ra từ những bà mẹ khi mang thai có dùng fluconazol với liều cao(400-800mg/ngày) khi điều trị nấm Coccidioides immitis trong 3 tháng đầuthai kỳ (song mối liên quan thì chưa được biết rõ). Người có thai không nêndùng fluconazol và iltraconazol liều cao, kéo dài. Fluconazol tiết vào sữa,đạt nồng độ cao như ở huyết tương... Không nên dùng cho người cho con bú. Thuốc chữa nấm tại chỗ Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm tại chỗ đều không độc cho thai.Nhưng cần chú ý: không dùng liều quá cao (dùng loại nồng độ cao, dùngquá liều (bôi thuốc quá dày, quá nhiều lần), tránh để thuốc tiếp xúc vớinhững nơi nhạy cả ...