Danh mục

Phụ nữ Huế với nhưng điệu hò

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.61 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hóm hỉnh, tinh nghịch, thông minh của phụ nữ Huế qua những điệu hò đối đáp Trong cuộc sống thường nhật và cả trong những sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc ta, những người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêng luôn biểu hiện nổi bật sự hóm hỉnh, tinh nghịch và thông minh đến bất ngờ và vô cùng thú vị. Ðặc biệt là thông qua một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc- hò đối đáp nam nữ. Trong chuyến du xuân về Hội vật làng Sình,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ Huế với nhưng điệu hò Sự hóm hỉnh, tinh nghịch, thông minh của phụ nữ Huế qua những điệu hò đối đáp Trong cuộc sống thường nhật và cả trong những sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc ta, những người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêng luôn biểu hiện nổi bật sự hóm hỉnh, tinh nghịch và thông minh đến bất ngờ và vô cùng thú vị. Ðặc biệt là thông qua một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc- hò đối đáp nam nữ. Trong chuyến du xuân về Hội vật làng Sình, làng Thủ Lễ, và lễ hội Cầu ngư ... năm nay, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với rất nhiều cụ ông, cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm. Với nhiều người, càng trò chuyện với họ, chúng tôi càng cảm thấy họ như là những báu vật văn hóa dân gian sống. Họ kể cho chúng tôi nghe về những lễ hội xưa, về những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo mà thiết nghĩ ngày nay, chúng ta cần tìm hiểu, tìm kiếm, sưu tầm, lưu giữ, phát huy. Trong đó có nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc- hò đối đáp nam nữ. Thú vị nhất là khi được nghe, được biết những điệu hò đối đáp như thế, hiển hiện trước ta là hình ảnh những người phụ nữ luôn thể hiện được những đức tính đáng quí, đáng yêu của mình. Cụ Phạm Thị Cháu ở làng Lại Ân, năm nay đã gần 10 năm bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm, kể : Ngày xưa, các cụ đi tán nhau văn hóa lắm. Nam nữ gặp nhau, khi chưa quen biết thì phải nghĩ ra màn chào hỏi để ướm lòng. Thế là, thường thì phía nam lên tiếng chào trước. Chào nhưng mục đích là để thăm dò phía ấy đã có gì chưa : Gặp nhau đây, không chào thì ra câu tình tệ/ Mà chào rồi sự thể bất minh/ Ở xa xôi không đặng rõ sự tình/ Mai có đôi rồi không biết, mai đang một mình cũng nỏ hay ?. Kín đáo, tế nhị nhưng cũng không kém thông minh, sắc sảo, các cô thôn nữ liền đáp lễ làm cho phaí nam nhi chân đi không đành : Chào nhau một tiếng thẹn chi/ Trước là để biết, sau thì làm quen/ Trúc hỏi mai thì mai xin thưa/ Cá còn ẩn vực chứ chưa vào lờ. Biết cá chưa vào lờ, lại rất quí sự tế nhị, sắc sảo của phái nữ, thế lá phái mạnh liền tấn công ngay : Anh rất mong được qua lại bên nhà / Không biết thầy với mẹ có thuận hòa cho không ?. Cô gái ý tứ và hóm hỉnh trả lời : Em thương anh thì thầy mẹ cũng thương theo/ Chiếc thuyền rồng đang chạy, thả neo cũng phải dừng. Tuy nhiên, nếu phái yếu là đối tượng con nhà một tý, thì họ cũng thả câu hò vừa là nêu hoàn cảnh, vừa là để ướm lòng đối phương : Cảnh ăn chơi bên em : Rồng chầu, hạc múa, đủ bộ tứ linh/ Bốn bên sơn thủy hữu tình.../ Hỏi bên anh có y như rứa, thì mình sang chơi ?. Hiểu được tấm lòng nhau, biết được cái tình của nhau, điều đó thật cần, nhưng chưa đủ. Họ lại muốn thỏa mãn trí tò mò của mình về đối tượng, nhất là muốn thử đối tượng sự hiểu biết, thông minh, nhanh nhạy, thế là họ lại thử nhau về mọi khía cạnh của cuộc sống như về tự nhiên, xã hội và cả về chuyện chữ nghĩa, và đây là những lời hò của phái nữ : Ðố anh, sao trên trời có mấy vị/ Dưới thập điện có mấy ông vua/ Nước Việt Nam có mấy miếu, mấy chùa/ Chợ bán mấy trăm vị, người mua mấy mươi người ?, hay : Em đố anh, một trăm cái hố, hố chi không nước/ Một trăm cái thước, thước chi không cây/ Một trăm cái dây, dây chi không trái/ Một trăm con gái, gái chi không chồng/ Trai nam nhơn giải đặng, gái má hồng xin theo. Không những thế, người phụ nữ xưa, bằng trí thông minh của mình, còn hò những điệu hò để phát hiện khả năng ứng xử, cách tạo lối thoát trong những trường hợp bế tắc. Chẳng hạn như : Quân, sư, phụ là đạo tam cang giã/ Cùng anh qua chuyến đò đầy, đò ngã, anh cứu ai ? hoặc : Tiếng đồn anh thợ mộc đã lâu/ Chiếc xe ba mươi hai lá, lá mô chạy đầu, hỡi anh ?. Những thiếu nữ xưa còn biết sử dụng lối chơi chữ trong các điệu hò để thử tài các đấng mày râu : Nhật là ngày, không biết ngày sau hay ngày trước/ Thủy là nước, không biết nước đục hay nước trong/ Em thấy anh cao họ lớn dòng/ Lòng mong kết nghĩa loan phòng được không ?. Thú vị nhất là những câu hò thể hiện cái dí dỏm, tinh nghịch và hiếu động của tuổi trẻ, mà đặc biệt lại là nữ giới để nhằm chinh phục đối tượng và cũng để tự khẳng định mình : Bác lui về đan tấm mành mành/ Che râu bác lại em mới đành phận thương, hay : Lỗ vàng, lỗ bạc, lỗ em/ Hỏi anh ba lỗ đó, anh thèm lỗ mô ?, hoặc : Chuông vàng treo trước giá lưu li/ Ðừng đấm, đừng béo mà méo chuông đi/ Anh mình trần thân trụi, lấy chi mà đền ?. Triều Nguyên- Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, trong Giai thoại hò đối đáp nam nữ có kể rằng: Có người con trai đã hẹn ước trăm năm với một cô gái, rồi đổi ý, đi cưới một cô khác làm vợ. Vài năm sau, anh gặp lại người tình cũ một cách tình cờ. Anh lúng túng chưa biết nói năng thế nào cho hợp lẽ, thì nàng lên tiếng : Sao Hôm chờ đợi sao Mai/ Hay mô Mai vượt theo ai lọng chừng. Trước lời trách cứ ấy, anh đánh trống lãng, giả bộ quan tâm đến nàng : Tại nghe em đã có đôi/ Anh mừng thầm trong dạ, an phận rồi khỏi lo. Nàng vốn giận chàng bội nghĩa, tức thì đáp trả : Ðó có đôi, đây cũng ngồi hai đứa/ Ðó ăn cơm vàng, đây cũng dựa bóng trăng thanh. Thế mới hay, phụ nữa xưa thông minh, sâu ...

Tài liệu được xem nhiều: