Thông tin tài liệu:
Phụ nữ nên chích ngừa vắc-xin phòng bệnh Viêm gan siêu vi B trước khi mang thai và xét nghiệm tầm soát HBV trong lúcmang thai
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phụ nữ nên chích ngừa vắc-xin Phụ nữ nên chích ngừa vắc-xin phòng bệnh Viêm gan siêu viB trước khi mang thai và xét nghiệm tầm soát HBV trong lúcmang thaiViêm gan siêu vi B (VGSVB) là một trong những bệnh nhiễmtrùng phổ biến do vi-rut HBV gây nên. Tổ chức Sức khỏe Thế giớiước tính toàn cầu hiện có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm vi-rút HBV,mỗi năm có khoảng 1 triệu người tử vong vì các bệnh có liênquan đến nhiễm vi-rút viêm gan B. Việt Nam là một quốc gia nằmtrong vùng dịch bệnh VGSVB lưu hành cao. Theo một số nghiêncứu, tỷ lệ nhiễm HBV tại nước ta từ 10-20%, ước tính khoảng 12triệu người; tỷ lệ thai phụ nhiễm HBV là 10-15%.Viêm gan siêu vi B lây truyền như thế nào?Tại các nước đang phát triển như nước ta, VGSVB được lâytruyền chủ yếu qua các đường : từ mẹ truyền sang con, truyềnmáu, thực hành tiêm truyền không an toàn, quan hệ tình dục; Cònở các nước phát triển, sự lây nhiễm VGSVB diễn ra trong suốtgiai đoạn trưởng thành qua hoạt động tình dục và tiêm chích matúy.Viêm gan siêu vi B lây truyền từ mẹ sang con, nghĩa là nếumẹ mang thai bị nhiễm vi-rút HBV thì sẽ lây bệnh cho thainhi?VGSVB không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình mang thai cũngnhư cho bào thai, nghĩa là nếu mẹ mang thai bị VGSVB thì quátrình mang thai vẫn tiến triển bình thường, thai nhi vẫn phát triểntốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. ( trừ trường hợp mẹbị viêm gan siêu vi B nặng vào ba tháng cuối của thai kỳ thì thainhi mới có nguy cơ bị sinh non). Sự lây truyền VGSVB từ mẹsang con chỉ xảy ra trong và sau khi sinh.Tại sao phụ nữ được khuyên nên chích ngừa vắc-xin phòngVGSVB trước khi mang thai?Phụ nữ có thể bị nhiễm VGSVB trước hoặc bất kỳ lúc nào trongthời gian mang thai.Thống kê cho thấy nếu mẹ mang thai bịVGSVB trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh chotrẻ sơ sinh không đáng kể (1%), nhưng nếu mẹ bị VGSVB trong 3tháng giữa, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, nguy cơ nàytăng lên đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối củathai kỳ. Vì thế phụ nữ nên tiêm chủng vắc-xin phòng VGSVBtrước khi mang thai để ngăn chận lây truyền VGSVB cho trẻ sơsinh.Nếu tôi chưa chích ngừa vắc-xin phòng VGSVB trước khimang thai thì lúc có thai tôi có thể chích ngừa được không?Nếu không thì tôi nên làm gì?Viêm gan siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình mangthai cũng như cho bào thai nên hiện không có khuyến cáo chíchngừa vắc-xin phòng VGSVB trong khi đang mang thai. Điều quantrọng bạn nên làm lúc mang thai là đi khám và xét nghiệm tầmsoát HBV kiểm tra xem bạn có bị VGSVB hay không để có biệnpháp phòng bệnh cho em bé ngay sau khi sinh.Tại sao xét nghiệm tầm soát VGSVB lại quan trọng đối vớiphụ nữ mang thai?Viêm gan siêu vi B lây truyền từ mẹ sang con trong lúc chuyển dạsinh và sau sinh (dù sinh qua đường tự nhiên hay mổ lấy thai).Thông kê cho thấy 80-90% các bà mẹ bị VGSVB trong lúc đangmang thai không có biểu hiện triệu chứng, 90% các trẻ sơ sinh bịlây nhiễm bệnh từ mẹ có nguy cơ phát triển thành viêm gan mạntính và có khả năng bị ung thư gan trước 10 tuổi. Nếu bà mẹVGSVB được xét nghiệm tầm soát phát hiện bệnh sớm trong quátrình theo dõi thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ được chủ động phòngtránh lây nhiễm bệnh bằng các các biện pháp chích ngừa thíchhợp ngay trong những giờ đầu sau sinh và trong thời gian tiếptheo. Biện pháp này mang lại hiệu quả phòng tránh lây nhiễmVGSVB cho 80% trẻ sơ sinh.