Danh mục

Phươn pháp phân tích công cụ

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các phương pháp phân tích bằng công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử và tin học, các máy móc thiết bị phân tích cũng được hiện đại hóa, cho phép xác định nhanh chóng với độ chính xác cao các mẫu chứa hàm lượng rất nhỏ của các chất phân tích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phươn pháp phân tích công cụ MỞ ĐẦU Các phương pháp phân tích bằng công cụ có vai trò đặc biệt quan trọngtrong sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với sự pháttriển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử và tin học, các máy móc thiết bị phân tíchcũng được hiện đại hóa, cho phép xác định nhanh chóng với độ chính xác caocác mẫu chứa hàm lượng rất nhỏ của các chất phân tích. Nhóm các phương pháp phân tích quang học dựa trên các tính chất quanghọc của chất cần phân tích, có một số phương pháp sau: 1. Phương pháp trắc quang dựa trên phép đo lượng bức xạ điện từ ( bxđt )do dung dịch phân tích hấp thụ. Ở đây còn kể đến phương pháp hấp đục, dựatrên phép đo lượng bxđt bị hấp thụ bởi các hạt huyền phù (dung dịch keo);Phương pháp khuyếch đục, dựa trên phép đo lượng bxđt bị khuyếch tán bởi cáchạt huyền phù. 2. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử AES (Atomic EmisionSpectrometry), dựa trên sự khảo sát phổ phát xạ nguyên tử của nguyên tử chấtphân tích. 3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Atomic AbsorptionSpectrometry), dựa trên sự khảo sát phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tử củachất phân tích. 4. Phương pháp phát quang, dựa trên phép đo cường độ bức xạ do chấtphân tích phát ra, dưới tác dụng của năng lượng bxđt chiếu vào nó. Ngoài ra, thuộc vào các phương pháp quang học còn có phương phápkhúc xạ, dựa trên phép đo chiết suất của chất phân tích; Phương pháp phổ hồngngoại IR, Phương pháp phổ Rơntgen; Phương pháp phổ Raman… 1 CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG1.1. Bản chất của bức xạ điện từ và các phương pháp phổ1.1.1. Bản chất của bức xạ điện từ Bức xạ điện từ ( bxđt ) bao gồm từ sóng vô tuyến đến các bức xạ Rơntgenvà Gamma đều có bản chất sóng và hạt. Bản chất sóng của bxđt thể hiện ở hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa, bxđtlà những dao động có hai thành phần là điện trường và từ trường, các sóng nàytruyền đi trong không gian với vận tốc của ánh sáng theo hình sin có các cực đạivà cực tiểu; khoảng cách giữa 2 đầu mút của một sóng được gọi là bước sóng,ký hiệu λ. Cường độ của bxđt tỉ lệ với biên độ của dao động. Những bxđt khácnhau có độ dài bước sóng khác nhau hay bước sóng là đại lượng đặc trưng chobxđt. Ngoài ra bxđt còn được đặc trưng bằng tần số υ, giữa bước sóng và tần sốliên hệ với nhau qua biểu thức: c=λυ (1.1) hay λ = c / υ (1.2)trong đó c là tốc độ ánh sáng, c = 3.108 m/s Trong các phương pháp phổ, người ta còn dùng đại lượng nghịch đảo củaλ ( 1/λ ) gọi là số sóng để đặc trưng cho sóng, đơn vị của số sóng luôn là cm-1 υ = 1/ λ ( 1.3) Với bản chất hạt, bxđt là những phần nhỏ mang năng lượng được gọi làphoton, các dạng bxđt từ khác nhau có năng lượng khác nhau. Sự thống nhất giữa bản chất sóng và bản chất hạt của bxđt được thể hiệntrong biểu thức: ε = hυ = hc/λ (1.4)trong đó h là hằng số Planc, h = 6,62.10-34J.s1.1.2. Đơn vị đo và sự phân chia các vùng bxđt Trong biểu thức 1.4 là các đại lượng đặc trưng cho bxđt. Bước sóng λ cóthứ nguyên là độ dài. Để đo λ, người ta dùng các đơn vị đo độ dài là mét (m)cùng các ước số của mét, các đơn vị hay dùng là μm; nm và Ao ( 1A = 10-10m ). 2Đại lượng nghịch đảo của bước sóng là số sóng chỉ đo bằng một loại đơn vị làcm-1. Tần số υ được định nghĩa là số dao động mà bxđt thực hiện trong mộtgiây, nên có thứ nguyên là s-1. Đơn vị đo của υ là hec ( hertz ) được ký hiệu làHz và các bội số của nó là kHz ( kilohec ); MHz ( megahec ). Để có thể gây hiệu ứng quang phổ, năng lượng của bxđt phải phù hợp vớihiệu số mức năng lượng ∆E tương ứng với các trạng thái năng lượng của nguyêntử hay phân tử, nghĩa là bước sóng λ của bxđt phải phù hợp với hệ thức: ∆E = ε = hυ = hc/λ hay λ = hc/∆E ( 1.5) Tùy theo bản chất của bxđt tương tác với nguyên tử hay phân tử của chấtphân tích mà ta có các phương pháp quang phổ khác nhau, cụ thể là: - Miền sóng vô tuyến, viba cho phương pháp phổ cộng hưởng từ. - Miền sóng tia Rơntgen và tia γ cho các phương pháp phổ Rơntgen vàphổ tia γ . - Miền sóng ánh sáng quang học cho các phương pháp phổ nhìn thấy -phổ tử ngoại ( UV - VIS ); phổ hồng ngoại ( IR ). - Trong miền sóng ánh sáng quang học cũng có các phương pháp phổ phátxạ nguyên tử; phổ hấp thụ nguyên tử và phổ huỳnh quang. Dưới đây là các vùng sóng chia theo chiều dài bước sóng. Bảng 1.1. Phân loại các vùng bức xạ điện từ Bức xạ λ , cm ...

Tài liệu được xem nhiều: