Danh mục

Phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA từ các mẫu mô động vật có lượng DNA thấp phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 658.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA đơn giản có hiệu quả cao, có thể ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trong việc chiết tách và nhân dòng 30 mẫu xương, sụn và da khô của hai nhóm động vật có xương sống là Mang (Muntiacus sp.) và giải Thượng Hải (Rafetus swinhoei).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA từ các mẫu mô động vật có lượng DNA thấp phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh họcTẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 116-124PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH VÀ NHÂN DÒNG DNA TỪ CÁC MẪU MÔ ĐỘNGVẬT CÓ LƯỢNG DNA THẤP PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌCLê Đức Minh1,2*, Dương Thúy Hà1, Nguyễn Văn Thành1, Nguyễn Mạnh Hà2,Đinh Đoàn Long1, Đỗ Tước3, Nguyễn Đình Hải41Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, *le.duc.minh@hus.edu.vn2Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội3Viện Điều tra và Quy hoạch rừng4Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Thanh HóaTÓM TẮT: Điều tra các loài động vật nguy cấp và khó tiếp cận là một thách thức trong nghiên cứu đadạng sinh học có sử dụng các phương pháp điều tra truyền thống. Thực tế này đòi hỏi cần có nhữngphương pháp nghiên cứu mới để tăng hiệu quả điều tra. Gần đây, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học,phương pháp điều tra sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử đã ngày càng trở nên phổ biến và hứa hẹn cónhiều ứng dụng mới và trong nhiều trường hợp có thể trợ giúp những phương pháp điều tra truyền thống.Tuy nhiên, một trong những khó khăn cơ bản của phương pháp điều tra sử dụng kỹ thuật sinh học phân tửlà những mẫu thu được trên thực địa thường có chất lượng thấp, khó chiết tách và nhân dòng DNA. Trongnghiên cứu này, chúng tôi trình bày một phương pháp chiết tách và nhân dòng DNA đơn giản có hiệu quảcao, có thể ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trongviệc chiết tách và nhân dòng 30 mẫu xương, sụn và da khô của hai nhóm động vật có xương sống là Mang(Muntiacus sp.) và giải Thượng Hải (Rafetus swinhoei). Trình tự thu được từ phương pháp này đã đóngvai trò quan trọng trong việc xây dựng cây phát sinh loài và đánh giá mức độ đa dạng di truyền trong hainhóm động vật này. Vì vậy, phương pháp này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc điều tra và nghiêncứu đa dạng sinh học và đưa ra được các kết quả tin cậy dựa trên các mẫu mô động vật có chất lượng thấpthu được từ thực địa.Từ khóa:Muntiacus, Rafetus swinhoei, điều tra đa dạng sinh học, mô chất lượng thấp, sinh học phân tử.MỞ ĐẦUĐiều tra thực địa đóng một vai trò quantrọng trong nghiên cứu đa dạng sinh học nhằmxác định tình trạng phân bố, quần thể và sốlượng cá thể của các loài được quan tâm. Từtrước tới nay, ở Việt Nam cũng như nhiều nơitrên thế giới, điều tra thực địa chủ yếu được tiếnhành dựa trên các phương pháp truyền thốngnhư điều tra theo tuyến, quan sát, đánh bẫy,đánh dấu và dùng bẫy ảnh. Tuy nhiên, nhữngphương pháp đó chỉ có hiệu quả đối với nhữngloài có mức độ xuất hiện cao tại khu vực điềutra. Đối với những loài có số lượng cá thể ít,việc xác định vùng phân bố và quần thể củachúng thường gặp nhiều khó khăn do tần suấtquan sát và ghi nhận được những loài nàythường rất thấp.Vì vậy, thực tế nghiên cứu cho thấy cần cónhững phương pháp điều tra mới để xác định sựcó mặt cũng như vùng phân bố của những loài ítgặp trên. Gần đây các phương pháp sử dụng kỹ116thuật sinh học phân tử đã trở thành công cụ hữuhiệu trong việc điều tra các loài nguy cấp hoặckhó tiếp cận bằng phương pháp thông thường[2, 6, 8, 14]. Đặc biệt, những nghiên cứu nàychủ yếu tập trung thu các mẫu có trên hiệntrường mà không gây ảnh hưởng đến cá thể cầnnghiên cứu, như mẫu lông và mẫu phân. Mộtphương pháp khác có tính đột phá mới được thửnghiệm là thu thập vắt hút máu để điều tra đadạng thú tại miền Trung Việt Nam [18]. Bằngcách giải trình tự DNA các mẫu máu thu đượctừ những mẫu vắt này, các nhà nghiên cứu đãtìm ra sáu loài thú thuộc ba bộ, trong đó cónhững loài có số lượng ít và khó bắt gặp nhưmang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis)và thỏ vằn (Nesolagus timminsi).Ngoài ra, vật liệu di truyền từ các mẫu vậtđược giữ trong bảo tàng cũng là một nguồncung cấp DNA tốt, có thể giúp giải quyết nhữngvấn đề còn tồn tại trong sinh học quần thể hoặcxây dựng cây phát sinh chủng loại của cácnhóm loài đang được quan tâm [4, 5, 12, 21,Le Duc Minh et al.22]. Gần đây, nhiều loài động vật hoang dã trênthế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cócác quần thể bị suy giảm và trở nên rất hiếm[15, 19]. Vì vậy, việc thu mẫu sống của nhữngloài này thường đòi hỏi nguồn lực lớn về tàichính và thời gian do chúng đã trở nên quá hiếmhoặc khó có thể tiếp cận được. Hơn nữa, khácvới những mẫu thu được từ các hoạt động buônbán hay bắt giữ, các mẫu của bảo tàng thườngcó các thông tin chính xác về địa điểm và thờigian thu mẫu. Những thông tin này có khả nănggiúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề về tình trạngquần thể trong quá khứ của những loài đangnghiên cứu. Chính vì vậy, vai trò của các mẫuvật trong bảo tàng ngày càng quan trọng và cógiá trị cho những nghiên cứu về đa dạng sinhhọc khi áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử.thường khác nhau và tương đối phức tạp gâykhó khăn cho người sử dụng khi mong muốntìm kiếm một phương pháp tin cậy và dễ sửdụng. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựngmộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: