Danh mục

Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 5

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.29 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối thế kỉ mười chín, chất liệu sơn dầu của châu Âu đã ảnh hưởng tới tác phẩm của một số hoạ sĩ Việt Nam như tranh Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền, …của hoạ sĩ Lê Văn Miến, tranh Phạm Ngũ Lão,...của hoạ sĩ Thang Trần Phềnh, … Đến năm 1925, khi trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được thành lập, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩ thể hiện mang tính cách Á đông trong các tác phẩm như Thuyền trên sông Hương của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Bên bờ giếng,.. của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp dạy Mỹ thuật - Phần 5 Hoạt động 3: Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm của các họa sĩ hiện đại Việt Nam Thời gian: 3 tiết Thông tin cho hoạt động 3 Cuối thế kỉ mười chín, chất liệu sơn dầu của châu Âu đã ảnh hưởng tới tác phẩm củamột số hoạ sĩ Việt Nam như tranh Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền, …của hoạ sĩ Lê VănMiến, tranh Phạm Ngũ Lão,...của hoạ sĩ Thang Trần Phềnh, … Đến năm 1925, khi trườngCao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được thành lập, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩ thểhiện mang tính cách Á đông trong các tác phẩm như Thuyền trên sông Hương của hoạ sĩTô Ngọc Vân, Bên bờ giếng,.. của hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, Em Thuý, … của hoạ sĩ TrầnVăn Cẩn. Ngoài chất liệu sơn dầu, các họa sĩ đã mạnh dạn sử dụng sơn mài - chất liệu xưakia chỉ dùng vào làm đồ thờ cúng, trang trí mĩ nghệ - thành chất liệu hội hoạ mới mangphong cách Việt Nam. Đi tiên phong và rất thành công với chất liệu này có những hoạ sĩnhư Nguyễn Gia Trí với tác phẩm Trong vườn, Trần Văn Cẩn với tác phẩm Mùa thu, …Ngoài ra, có một loại hình nghệ thuật của Á đông, đó là tranh lụa đã được biết đến ở ViệtNam từ những thế kỷ trước, nhưng nó thật sự trở thành chất liệu phổ biến từ khi có nhữngthành công của các họa sĩ Trưỡng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà người đi tiên phonglà họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với những tác phẩm nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Rửa raucầu ao, …. với phong cách thể hiện rất Việt Nam. Các họa sĩ trên đã mở ra một thời kì mới cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Mộtsố hoạ sĩ có những đóng góp to lớn cho mĩ thuật nước nhà, được Đảng và nhà nước traogiải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao quí về Văn học - Nghệ thuật năm1996 như cáctác giả: hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, hoạ sĩNguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm,hoạ sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. 1. Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp một số tác giả tiêu biểu của mĩ thuật hiện đại Việt Nam 1.1. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)Chân dung hoạ sĩ Hành quân qua suối (kí họa chì, 1954)Tô Ngọc Vân (Ảnh) của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân - Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15-12-1906 tại Hà Nội, quê ở tỉnh Hưng Yên. - Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931. - Trước Cách mạng tháng 8, chủ đề trong tranh của hoạ sĩ là vẻ đẹp thánh thiện, đàicác của các cô gái thị thành như tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, … đólà những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam thời đó. Năm 1939, ông dạyở trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Cách mạng tháng 8 thành công, ông đi theokháng chiến và vẽ nhiều tranh cổ động lớn như hai bức Phá xiềng và Việt Nam giải phóng;Đặc biệt ông đã vẽ chân dung Bác Hồ tại phủ Chủ tịch. Ông được chính quyền cách mạngtrao trọng trách lập lại trường Mĩ thuật, nhưng việc học tập của học sinh mới tiến hànhđược vài tháng phải tạm ngừng vì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ Tô NgọcVân rời thủ đô ra vùng tự do góp phần phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Trong thờigian tham gia kháng chiến, hoạ sĩ đã có chuyển biến trong nhận thức: nghệ thuật phải phụcvụ sự nghiệp cách mạng của quần chúng công-nông-binh. Ông sáng tác nhiều tác phẩm, vẽnhững bức kí hoạ nổi tiếng về người nông dân và chiến sĩ, về cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp như kí hoạ: Đi học đêm, Đốt đuốc đi học, Hành quân qua đèo, Hành quân quasuối, …. - Ông làm giám đốc trường cao đẳng Mĩ thuật trung ương (1950) và là hiệu trưởngđầu tiên của trường Mĩ thuật Việt Nam (1951). - Năm 1954, hoạ sĩ đã hi sinh trên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ ở tuổi 48 khitài năng đang nở rộ, hứa hẹn cho những tác phẩm lớn sau này. - Ông đã có nhiều đóng góp cho việc đào tạo đội ngũ nghệ sĩ, đóng góp về lí luậnvà thực tiễn vận dụng kĩ thuật thể hiện chất liệu sơn dầu - một chất liệu gốc phương Tây -mang tính cách Á đông cho nền mĩ thuật nước nhà, là cánh chim đầu đàn của hội hoạ ViệtNam hiện đại. - Do những cống hiến to lớn trên, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minhvề Văn học - Nghệ thuật năm 1996. - Một số tác phẩm tiêu biểu + Thuyền trên sông Hương (Sơn dầu - sáng tác năm 1935). + Thiếu nữ bên hoa huệ (Sơn dầu - sáng tác năm 1943). + Nghỉ chân bên đồi (Sơn mài - sáng tác năm 1948).Thuyền trên sông Hương (Sơn dầu-1906) Con trâu quả thực (Kí hoạ màu nước) củacủa hoạ sĩ Tô Ngọc Vân hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 1.2. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994 ).Aûnh chân dung hoạ sĩ Trần Thằng cu đất mỏ (tranh sơn mài) của hoạ sĩVăn Cẩn (Ảnh) Trần Văn Cẩn - Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13-8-1910 tại Kiến An, Hải Phòng. - Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông dương năm 19 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: