Danh mục

Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương.1.1. Giải phẫu học tuyến giáp: Tuyến giáp nằm ở giữa về phía trước và dưới cổ. Tuyến giáp gồm 2 thuỳ nối với nhau bằng eo tuyến. Thuỳ tuyến giáp có hình kim tự tháp 3 cạnh, đáy quay xuống dưới với chiều cao 6 cm, rộng 3 cm, dày 2 cm. Khối lượng tuyến giáp khoảng chừng 20 - 30 gram. Bình thường, tuyến giáp bị cơ ức đòn chũm che lấp, không sờ thấy.Tuyến giáp có liên hệ mật thiết với các mạch máu, dây thần kinh quặt ngược và các tuyến cận giáp. Động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 1) Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 1) 1. Đại cương. 1.1. Giải phẫu học tuyến giáp: Tuyến giáp nằm ở giữa về phía trước và dưới cổ. Tuyến giáp gồm 2 thuỳnối với nhau bằng eo tuyến. Thuỳ tuyến giáp có hình kim tự tháp 3 cạnh, đáy quayxuống dưới với chiều cao 6 cm, rộng 3 cm, dày 2 cm. Khối lượng tuyến giápkhoảng chừng 20 - 30 gram. Bình thường, tuyến giáp bị cơ ức đòn chũm che lấp,không sờ thấy. Tuyến giáp có liên hệ mật thiết với các mạch máu, dây thần kinh quặtngược và các tuyến cận giáp. Động mạch và tĩnh mạch giáp trên ở cực trên cácthuỳ, động mạch giáp dưới đi vào mặt sau của thuỳ. Mặt sau tuyến giáp còn liênquan đến bó mạch-thần kinh cổ. 1.2. Sinh lý học tuyến giáp: 1.2.1. Hormon tuyến giáp: Tuyến giáp tiết ra 2 loại hormon: hormon có chứa iod bao gồm thyroxin(T4), triiodothyronin (T3) và thyrocanxitonin do các tế bào C cận nang tiết ra. Cáchormon tuyến giáp có chứa iod được tổng hợp từ nguồn iod ngoại lai (thức ăn) vàtái sử dụng iod nội sinh, mặt khác, bằng cách tổng hợp thyroglobulin (TG) là mộtprotein phức tạp. TG được coi như là nơi dự trữ hormon giáp của cơ thể, hoạtđộng của nó chịu sự chỉ huy của hormon hướng tuyến giáp TSH của tuyến yên. Quá trình sinh tổng hợp hormon giáp (T3, T4) trải qua các bước: - Bắt giữ iodur tại tuyến giáp. - Hữu cơ hoá iod. - Kết đôi các iodotyrozin hình thành các iodothyronin. - Giải phóng T3, T4 được dự trữ ở trong phân tử TG nằm trong các nangtuyến. - Khử iod hoá các iodotyrozin và tái sử dụng iodur. 1.2.2. Tác dụng sinh lý của hormon tuyến giáp: Các hormon chứa iod có 2 tác dụng chính đó là kích thích sự phát triển tếbào, tổ chức và có vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hoá ở các cơ quan. Những hormon này rất cần thiết cho sự tăng trưởng, đặc biệt là của hệxương và thần kinh trung ương. Hormon giáp làm tăng cung lượng tim giống nhưtác dụng của các catecholamin, ảnh hưởng đến sự co bóp của ruột, điều khiển sựco của cơ. Hormon giáp còn tác dụng gián tiếp tới sự tái tạo hồng cầu. Hormon tuyến giáp có vai trò chủ yếu trong quá trình sinh nhiệt lượng, làmtăng nhiệt lượng bằng cách tăng tiêu thụ ôxy. Đối với lipid, hormon giáp kíchthích quá trình tổng hợp của chúng nhất là sự huy động và sự thoái biến của cácchất này. Hormon giáp cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá glucid, protein,nước và điện giải. Hormon giáp làm tăng sự chuyển hoá canxi, phospho ở xươngvà cơ. 1.3. Sự điều chỉnh tiết hormon tuyến giáp: Quá trình tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp chịu sự kiểm soát củaTSH. Sự tiết hormon này hoạt động theo cơ chế kiểm soát ngược “feed back”.Trong tình trạng sinh lý, khi hormon giáp giảm, TSH tăng lên và ngược lại. 2. Phương pháp khám tuyến giáp. Tuyến giáp nằm nông nhất so với các tuyến nội tiết khác, cho nên khi tuyếnhơi to đã có thể sờ và nhìn thấy được. 2.1. Khám tuyến giáp: Khám tuyến giáp được thực hiện bằng các phương pháp: nhìn, sờ, đo vànghe. + Nhìn: Bình thường, tuyến giáp không nhìn thấy được, khi tuyến giáp to lên có thểnhìn thấy và khi người bệnh nuốt có thể nhìn thấy tuyến giáp di động lên trên theonhịp nuốt. Nhìn có thể đánh giá sơ bộ về hình thái, kích thước, tuyến giáp to toàn bộhay một phần. Nếu tuyến giáp đang bị viêm cấp có thể nhìn thấy do da trên mặttuyến đỏ. + Sờ và đo tuyến giáp. Người bệnh ở tư thế ngồi thoải mái, ở nơi đủ ánh sáng. Đầu hơi cúi về phíatrước để làm chùng cơ phía trước giáp trạng. Hơi nâng cằm lên để mở rộng vùnggiáp trạng cho dễ sờ. Ngón cái và ngón trỏ của thầy thuốc đè vào giữa khí quản và cơ ức-đòn-chũm, sau đó bảo người bệnh nuốt sẽ thấy tuyến giáp di động theo nhịp nuốt vàđẩy ngón tay người khám; hoặc dùng hai tay, một tay để ở ranh giới giữa khí quảnvà cơ ức-đòn chũm, một tay để ngoài cơ ức-đòn-chũm, tay ngoài đẩy vào, taytrong sờ nắn từng thùy của tuyến. Khi sờ nắn có thể xác định: - Thể tích và giới hạn của tuyến. - Mật độ của tuyến: mềm hay chắc. - Mặt tuyến nhẵn hay gồ ghề. - Thể to của tuyến: lan toả, nhân hay hỗn hợp. Nếu là nhân thì một haynhiều nhân. Nếu tuyến giáp bị viêm có thể thấy đau và nóng khi sờ. Nếu là bướu mạch khi sờ có thể thấy rung mưu tâm thu. Để theo dõi sự thay đổi độ lớn của tuyến, người ta có thể đo tuyến giáptrạng. Dùng một thước dây đo vòng qua chỗ phình ra to nhất của tuyến. Định kỳkiểm tra lại để đánh giá sự thay đổi của tuyến giáp. Tùy độ lớn của tuyến giáp mà người ta xác định độ to theo nhiều cách phânloại khác nhau. Bảng 16. Phân loại độ to của tuyến giáp theo Tổ chức Y tế Thế giới. Độ Đặc điểm O ...

Tài liệu được xem nhiều: