Khám mắt và triệu chứng run ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp: 2.2.1. Khám mắt:Lồi mắt là một triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân cường chức năng tuyến giáp do Basedow. Lồi mắt có thể một hoặc hai bên. Nếu hai bên có thể không cân đối, bên lồi nhiều, bên lồi ít. Lồi mắt hay kèm theo phù mi mắt, phù giác mạc, xung huyết giác mạc. Để xác định độ lồi của mắt, người ta dùng thước Haptel để đo. Bình thường, độ lồi mắt của người Việt Nam là 12 ± 1,7mm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 2) Phương pháp khám tuyến giáp (Kỳ 2) 2.2. Khám mắt và triệu chứng run ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp: 2.2.1. Khám mắt: Lồi mắt là một triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân cường chức năng tuyếngiáp do Basedow. Lồi mắt có thể một hoặc hai bên. Nếu hai bên có thể không cânđối, bên lồi nhiều, bên lồi ít. Lồi mắt hay kèm theo phù mi mắt, phù giác mạc,xung huyết giác mạc. Để xác định độ lồi của mắt, người ta dùng thước Haptel đểđo. Bình thường, độ lồi mắt của người Việt Nam là 12 ± 1,7mm ( Mai Thế Trạch -1996). Ngoài triệu chứng lồi mắt, còn có thể phát hiện tình trạng rối loạn trươnglực thần kinh của các cơ vận nhãn do co cơ mi trên (cơ Muller). Người ta dựa vào các dấu hiệu của mắt để xác định tổn thương mắt trongbệnh lý tuyến giáp: - Dấu hiệu Dalrymple: hở khe mi còn gọi là “lồi mắt giả”. - Dấu hiệu Von Graefer: mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi mắt. - Dấu hiệu Stellwag: mi mắt nhắm không kín. - Dấu hiệu Joffroy: mất đồng tác giữa nhãn cầu và cơ trán. - Dấu hiệu Jellinek: viền sậm màu ở quanh mi mắt. - Dấu hiệu Moebius: liệt cơ vận nhãn gây nhìn đôi, hội tụ của 2 nhãn cầukhông đều. Những rối loạn bệnh lý trong lồi mắt là do phù, tăng thể tích sau nhãn cầuvà tổ chức liên kết của cơ ngoài nhãn cầu, ứ đọng trong tổ chức này cácmucopolysacharit và các axit có tính hút nước mạnh (axit hyaluronic và axitchondrohytinsulfuric) gây cản trở lưu thông tĩnh mạch, tăng sinh tổ chức liên kếtcủa nhãn cầu, thâm nhiễm các tế bào lympho và tương bào. Các cơ hốc mắt có thểbị viêm sau đó phì đại và xơ hoá làm giảm lực giữ nhãn cầu ở vị trí sinh lý, do vậylồi mắt trở thành khó hồi phục. 2.2.2. Triệu chứng run do bệnh lý tuyến giáp: Run là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân cường chức năng tuyến giápdo Basedow: run tay thường có biên độ nhỏ, tần số cao, thường run đầu ngón; cóthể run cả lưỡi, đầu, môi, chân. Run thường xuyên không thuyên giảm khi tậptrung vào việc khác. Để phát hiện đặc điểm triệu chứng run tay cần khám theo phương pháp sau:Bệnh nhân đứng, chụm 2 gót chân theo hình chữ V, tay giơ ngang ra trước, xoècác ngón tay, mắt nhắm lại. Phát hiện và đánh giá dấu hiệu run tay ở đầu ngón.Đôi khi phải để tờ giấy mỏng lên mu bàn tay, đánh giá run tay qua sự rung của tờgiấy. 3. Các phương pháp thăm dò hình thái và chức năng tuyến giáp. 3.1. Các phương pháp thăm dò hình thái: + Siêu âm tuyến giáp: sử dụng đầu dò 5 MHZ quét hình quạt. Dựa vào siêuâm có thể xác định được kích thước của bướu, từ đó có thể ước lượng thể tíchbướu. Ngoài ra người ta còn dựa vào siêu âm để xác định tính chất của tổn thươngnhất là bướu nhân, bao gồm các dạng đặc, lỏng, hỗn hợp. + Xạ hình tuyến giáp. Dùng máy xạ hình quét hoặc camera chụp tia nhấp nháy. Thường sử dụngcác loại xạ: 131I, 123I, 99mTc04. Hình ảnh xạ hình tuyến giáp bình thường có hình con bướm, nằm trước khíquản, độ tập trung đồng nhất và đều đặn. Dựa vào xạ hình tuyến giáp có thể xác định: - Phát hiện các bất thường về hình dạng và kích thước của tuyến, lan toảhay nhân. - Bất thường về vị trí: tuyến giáp kéo dài xuống trung thất, tuyến giáp lạcchỗ dưới gốc lưỡi. - Bất thường về độ tập trung: nhân cố định ít tia xạ nhân giảm xạ (nhânlạnh). Nhân cố định nhiều tia xạ nhân tăng xạ (nhân nóng). 3.2. Các phương pháp thăm dò chức năng: 3.2.1. Định lượng hormon trong máu: + Định lượng T3, T4 toàn phần. Định lượng nồng độ T3, T4 bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ - RIAhoặc miễn dịch enzyme - EIA. Trị số bình thường T3, T4 của các labo thay đổi tùytheo phương pháp định lượng. Nồng độ bình thường (Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y). T3: 0,92 - 2,79 nmol/l. T4: 58,1 - 140,9 nmol/l. + Định lượng T3, T4 tự do (FT3, FT4) Hormon tự do có thể định lượng sau khi tách rời khỏi các thành phần liênkết bằng phương pháp sắc ký. Nồng độ bình thường: FT3: 3,5 - 6,5 pmol/l. FT4: 11,5 - 32,2 pmol/l. + Định lượng iod gắn với protein - PBI. Nồng độ iod liên kết với protein phản ánh gián tiếp nồng độ hormon tuyếngiáp trong huyết thanh. Nó được định lượng bằng phương pháp sắc ký. Bìnhthường: 4 - 7 mcg/100ml. Tuy vậy, do dễ bị ảnh hưởng bởi lượng iod ngoại lai đem vào cơ thể, nênchỉ số này hiện nay ít được dùng. + Định lượng TSH. TSH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ. Tuy vậy, ởmột số bệnh nhân, nồng độ TSH có thể rất thấp, do vậy phương pháp miễn dịchphóng xạ thường sử dụng sẽ không đủ độ nhạy để định lượng. Ngày nay người tasử dụng phương pháp miễn dịch phóng xạ siêu nhạy để định lượng TSH, trị sốbình thường: 0,3 - 5,5mU/l. ...