Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu phương pháp nhân giống na, nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp nhân giống Na Phương pháp nhân giống Na Ở Việt Nam, hiện nay na dai vẫn được nhân giống bằng hạt. Hạt nanói chung có vỏ cứng bảo vệ có thể giữ được sức nảy mầm nhiều năm. Gieohạt, dù không ngâm nước, không đập với cát cho xước vỏ dễ thấm, cũng chỉcần 20-30 ngày là hạt nảy mầm. Có thể gieo thẳng vào vị trí cố định hoặcương cây con trên luống ương cao 30cm đánh ra trồng. Cũng có thể gieo vàobầu (túi PE). Nếu không trồng thâm canh thì cũng không cần thiết phải gieovào bầu vì khi đánh cây đi trồng ít khi cây na chết vì đứt rễ. Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép, hoặc ghépmắt, hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giốngnào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép. Từ kinh nghiệm ghép cành ởmột số nước, có thể rút ra một số nhận xét sau đây 1. Các loài thuộc chi Na có thể ghép với nhau được, nhưng muốn cóhiệu quả kinh tế phải chọn cặp ghép tiếp hợp tốt với nhau. 2. Na dai có thể ghép lên nê, cặp ghép có thể tốt hơn cả na dai ghéplên na dai nhờ nê có tính thích ứng tốt. 3. Na dai ghép lên na xiêm, hay lên bình bát thì tuy sống, có tiếp hợpnhưng đường kính gốc ghép và cành ghép khác nhau nhiều, trao đổi nhựagiữa cành ghép và gốc ghép khó, do đó sau một thời gian thì cành ghép chết. 4. Na xiêm ghép lên nê hay lên na dai không tốt. Trái lại nếu ghép naxiêm lên bình bát thì tiếp hợp tốt. Vả lại cách ghép này đã được các cơ sởnhân giống tư nhân ở Việt Nam sử dụng để sản xuất cây na xiêm ghép.Thậm chí có nơi bình bát mọc quá rậm rạp, người ta đốn đi rồi ghép na xiêmvào và đã có nơi thu hoạch như ở một vườn bình thường. 5. Với na dai, na xiêm, nê... chắc chắn nhất vẫn là ghép cùng loài: nadai lên na dai, na xiêm lên na xiêm. Hai phương pháp hay dùng nhất là ghép mắt và ghép cành. Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính 12-15mm. 18-24 thángtuổi. Mắt ghép lấy ở cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi. Vỏ na dày nên mắtghép phải cắt to một chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình ra, bóp chết; mắtghép chiều dài khoảng 4cm. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhân giống bằng hạt, phương pháp ghépmắt mới áp dụng cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương pháp ghép khácít dùng trong sản xuất. Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng, cácgiống na đều được nhân bằng phương pháp ghép: ghép cành hay ghép mắt.Dù ghép cành hay ghép mắt, người ta đều chủ trương dùng gốc ghép đãcứng cáp, đường kính từ 12-15mm hoặc hơn, 12-24 tháng tuổi để có câyghép to khỏe đánh đi trồng chóng phục hồi, ra hoa quả nhanh và vườn nađồng đều. Chỉ ghép khi na đương trong thời gian nghỉ, đối với cành ghép vàcả đối với gốc ghép-ghép khi lên nhựa kết quả kém hơn-ghép cành được ưachuộng hơn ghép mắt vì cây ghép khỏe hơn. Cành ghép là cành 12 thángtuổi, đường kính từ 5-10mm, dài 15cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1-2phút để khử trùng trong dung dịch CuSO4 60g trong 20 lít nước. Gốc ghépđường kính thường phải đạt 15mm trở lên (gốc ghép 18-24 tháng tuổi) vàcùng có thể ghép lên cây lớn đường kính gốc 15cm và dài hơn, khi đốn đi đểđổi giống. Phương pháp ghép tốt nhất là Ghép bên vào gốc ghép cắt ngọn.Lát cắt dài 8-10cm ở cành ghép cũng như gốc ghép đã cắt ngọn và cùng kíchthước với nhau. Sau khi buộc áp vào nhau chỉ còn 5-7cm của cành ghépvượt lên trên gốc ghép phải bảo vệ chống mưa nắng (có thể chụp túi giấykhông thấm nước, hoặc túi PE có lỗ thông hơi).