Chọn và làm đất: Chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông có độ pH từ 5,5-6,8; đất giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, đất không bị ô nhiễm một số kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen.... Làm đất tơi xốp, phơi ải để tiêu diệt hoặc làm giảm sự gây hại của sâu bệnh. Lên luống đủ cao để thoát nước tốt. Trước khi trồng lại lứa khác cần xử lý đất để hạn chế sâu bệnh còn lưu lại trong đất bằng vôi bột (300kg/ha). *Thời vụ: Các giống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp sản xuất rau ăn lá an toàn chất lượng cao Phương pháp sản xuất rau ăn lá an toàn chất lượng cao * Chọn và làm đất: Chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa vensông có độ pH từ 5,5-6,8; đất giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, đất không bị ônhiễm một số kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen.... Làm đất tơi xốp,phơi ải để tiêu diệt hoặc làm giảm sự gây hại của sâu bệnh. Lên luống đủ caođể thoát nước tốt. Trước khi trồng lại lứa khác cần xử lý đất để hạn chế sâubệnh còn lưu lại trong đất bằng vôi bột (300kg/ha). *Thời vụ: Các giống rau ăn lá ngắn ngày có thể gieo trồng nhiều lứatrong năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là vụ đông xuân. Với vụ hè vàhè thu nên làm lưới che bảo vệ để tránh nắng to và mưa lớn. *Phân bón: Lượng phân bón lót cho 1 ha gồm: 10-15 tấn phân chuồnghoại mục, 140-150kg Supe lân, 50-60kg Clorua kali. Bón thúc 55-60kg đạmurê hoặc 2-3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh. Ngừng bón đạm trước khithu hoạch 10-12 ngày. *Trồng và chăm sóc: Chỉ nên sử dụng các giống khoẻ mạnh, sạch sâubệnh, có độ nảy mầm cao. Cải xanh, cải ngọt có thể gieo trực tiếp; cải làn,cải bẹ, cải chít nên gieo thành cây con rồi nhổ trồng. Nếu có điều kiện nênáp dụng kỹ thuật gieo ươm trong khay bầu vừa tiết kiệm được thời gian, tăngchất lượng cây giống, khi trồng cây nhanh bén rễ, hồi sinh vì rễ không bị tổnthương khi nhổ cấy. Trồng cây với khoảng cách: 10 x 10-12cm (cải xanh),15 x 20cm (cải ngọt). Nếu gieo trực tiếp cần tỉa định cây cho phù họp. Sửdụng nguồn nước tưới sạch, không bị ô nhiễm. Tưới đủ ẩm, không để đọngnước, có thể tưới phun hoặc tưới rãnh. *Xen canh, luân canh: Có thể trồng xen canh cải xanh, cải ngọt vớicác cây trồng khác nhằm làm gián đoạn nguồn thức ăn và xua đuổi sâu hại,thí dụ: Xen rau họ thập tự với thì là hoặc cà chua (trồng trước rau họ thập tự) hạn chế được 30-50% mật độ sâu tơ trên ruộng). Luân canh rau họ thập tựvới các cây trồng khác: Lúa nước, cây họ cà, họ đậu... nhằm hạn chế sự gâyhại của sâu bệnh trên đồng ruộng. *Một số biện pháp phòng trừ sâu hại: *Bẫy cây trồng: Trồng xen cây trồng khác không thu hoạch trên diệntích nhỏ để hấp dẫn sâu hại và tập trung phun thuốc tiêu diệt như trồng câycải dại, cải mù tạt để hấp dẫn sâu tơ. Khi thu hoạch thường để lại từng đámnhỏ (khoảng 1m2) dẫn dụ bọ nhảy rồi phun thuốc tiêu diệt. Sử dụng giống chống chịu: Sử dụng các giống có khả năng chống chịuvới các bệnh hại nguy hiểm như bệnh vàng lá vi khuẩn, bệnh sương mai, héovàng, thối nhũn... *Biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng chưa hoặc mới nở của sâu khoang,sâu róm... Sử dụng bẫy đính màu vàng, bẫy Pheromone để dẫn dụ và tiêudiệt sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp, sâu xanh bướm trồng. *Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch của sâu hại rau, điển hình nhưong ký sinh sâu tơ Cotesia plutellae, dòi ăn rệp Episyrphus balteatus, bọcánh cứng cánh ngắn Paderus tamelus ăn sâu tơ, bọ rùa đỏ Micraspisdiscolor ăn rệp và sâu tơ... Nhân nuôi và thả những loại ký sinh nhằm điềuhoà số lượng sâu hại nguy hiểm như ong ký sinh Diadegma semiclausumtrên sâu tơ... Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học và thuốcthảo mộc thời kỳ đầu vụ như Bt (var. kurstaki, var. aizawai...), Azadirachtin9 từ cây Neem), Retonone (từ cây Derris sp.)... được dùng phòng trừ, xuađuổi và gây ngán nhiều loại sâu hại trên rau thập tự, đặc biệt là sâu tơ. *Biện pháp hoá học: Xử lý cây con, hạt giống trước khi gieo trồng đểhạn chế một số sâu bệnh ngay từ đầu vụ (Oxolinic acid + Metalaxyl+Fipronil+ phụ gia hoặc nhúng phần thân lá cây con rau thập tự trong dungdịch Bt + Fipronil trong 5 giây, để khô trước khi trồng). Chỉ phun thuốc khisâu đạt đến ngưỡng kinh tế. Tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học,thảo mộc, thuốc có nguồn gốc tự nhiên (Bt, Rotenone, Spinosad,Evermectin, Azadirachtin...). Luân chuyển các thuốc có cơ chế tác độngkhác nhau: Trừ sâu tơ (Spinosad-Abamectin)/Fipronil/Bt/Diafenthiuron/Indoxacarb/(Lufenuron/Chlorfluazuron), trừ bọ nhảy: Fipronil, Thiamethoxam, Profenofos, Cartap, Flufenoxuron.Sử dụng thuốc đúng nồng độ và liều lượng đối với từng loại sâu bệnh trênrau họ thập tự , đảm bảo phun nước đều trên 2 mặt lá. Sử dụng bộ thuốc choSX rau an toàn và tuân thủ thời gian cách ly./. ...