Trong những năm gần đây, nhu cầu vú sữa tại các thị trường trong và ngoài nước tăng cao nhưng không đủ đáp ứng do diện tích trồng và chất lượng còn bị hạn chế. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu phù hợp, kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, Sở KHCN Tiền Giang đang phối hợp với Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Hiệp hội trái cây Việt Nam (FINAFRUIT) đẩy mạnh việc mở rộng vùng chuyên canh cây vú sữa, đặc biệt là giống vú sữa Lò Rèn theo xu hướng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp trồng vú sữa sạch
Phương pháp trồng vú
sữa sạch
Trong những năm gần đây, nhu cầu vú sữa tại các thị trường
trong và ngoài nước tăng cao nhưng không đủ đáp ứng do diện
tích trồng và chất lượng còn bị hạn chế. Với điều kiện thuận lợi
về đất đai, khí hậu phù hợp, kinh nghiệm của nhiều nhà vườn,
Sở KHCN Tiền Giang đang phối hợp với Viện Nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam (SOFRI), Hiệp hội trái cây Việt Nam
(FINAFRUIT) đẩy mạnh việc mở rộng vùng chuyên canh cây
vú sữa, đặc biệt là giống vú sữa Lò Rèn theo xu hướng sản xuất
an toàn trong một chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây
vú sữa tại 13 xã phía Nam Quốc lộ 1 (huyện Châu Thành) với
diện tích lên tới 2.230ha từ nay đến năm 2013. Bạn có thể tới
tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn SX vú sữa
trong chương trình này. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi giới thiệu
kinh nghiệm trồng và chăm sóc vú sữa Lò Rèn của anh nông dân
Huỳnh Văn Sơn ở tổ 4, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Long, huyện Cai
Lậy, một gương làm ăn giỏi, đạt hiệu quả kinh tế cao, được Hội
Nông dân tỉnh Tiền Giang khen thưởng.
- Kỹ thuật trồng và bón phân: Theo anh Sơn, muốn trồng vú
sữa được bền cây nên xẻ liếp đôi rộng 10-12m, mỗi liếp trồng 2
hàng 2 bên theo lối nanh sấu để cây tận dụng được ánh sáng tối
đa. Trước khi trồng, cần đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô
1m. Mô được hình thành từ đất khô hoai trộn đều với 15kg phân
chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một
nắm phân DAP và 300g lân. Đặt bầu cây thẳng đứng, để mặt
bầu ngang với mặt mô, lấp đất đầy hố, cắm cọc, buộc dây cho
khỏi bị gió lay, xung quanh cắm tàu dừa che nắng, tủ gốc giữ
ẩm bằng cỏ khô, rơm rạ, ngày tưới 1 lần cho tới khi cây đâm
chồi, nẩy lộc mới. Có thể trồng xen các loại hoa màu phụ giữa
các khoảng trống khi vú sữa chưa khép tán vừa để giữ ẩm cho
vườn cây, vừa có thêm thu nhập để lấy ngắn nuôi dài. Khoảng
hơn tháng sau, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh
gốc 2 lần/tháng. Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần
bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt
từ 1-1,5kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê
vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch. Trước khi bón phân nên bơm
nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón
phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây
hấp thụ hết lượng phân. Vào các tháng mùa khô, nên vét mương
bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và
mặt liếp hàng năm. Khi cây bắt đầu ra trái, mỗi năm làm cỏ gốc
và bón cho mỗi cây 2-3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và
bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp
NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu
quả to bằng nút áo gồm 2kg urê + DAP/1 gốc. Khi quả non có
đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt
cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK
20-20-15.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh hại vú sữa thì có nhiều loại,
nhưng ở giai đoạn nuôi trái lớn như bạn yêu cầu thì nên chú ý
những đối tượng chính dưới đây:
- Sâu đục trái (Alopia sp.) phá hại từ khi trái còn nhỏ cho đến
khi đã già và chín, có thể làm rụng hoặc hư cả trái, giảm phẩm
chất trái. Khi mới thấy một vài trái non bị hại thì phun ngay,
phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc
Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…
- Bệnh thối trái do nấm Lasio diplodia Theobromac và
Colletotrichum sp. xâm nhập từ khi trái còn nhỏ gây ra. Vết
bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh
phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp trái, làm trái khô đen và
rụng, tỷ lệ trái hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%. Phòng trừ
bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu
hủy trái rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Carbenzim
500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay
Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.Trái sau thu hoạch
có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa
được bệnh thối trái.