Danh mục

Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền. Bất cứ ở đâu, lúc nào nếu xa rời những yêu cầu khách quan được đặt ra từ các quy luật này đều khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Bản chất của quyền lực chính trị là thống nhất. Cho nên, không có vấn đề phân chia tách rời quyền lực chính trị giữa Đảng và Nhà nước. Vấn đề là ở phương thức thực hiện quyền lực: phạm vi và mức độ thực hiện quyền lực chính trị do Đảng trực tiếp thực hiện đối với xã hội như trước đây cần và có thể phải thu hẹp, giảm dần, tiến đến mục tiêu phải được chủ yếu thực hiện thông qua nhà nước. Trong một xã hội vận hành theo các quy luật của nền dân chủ, thì quyền lực chính trị cần phải được hợp pháp hóa thông qua hoạt động của nhà nước. Thực tiễn cầm quyền của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã có bước tiến lớn theo hướng này. Vấn đề đặt ra từ đây là một mặt, phải bảo đảm sự thống nhất giữa Đảng và Nhà nước, phòng ngừa nguy cơ tách biệt Đảng và Nhà nước trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi quyền lực quản lý, mặt khác, phải phân biệt những quyền hạn của Đảng đối với xã hội, đối với nhà nước với tư cách là Đảng cầm quyền với những quyền hạn của bộ máy nhà nước trong quản lý các mặt đời sống kinh tế, xã hội theo pháp luật, phòng tránh nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước trong xử lý cụ thể những vấn đề quản lý mà từ đó có thể làm suy yếu chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của nhà nước. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề xuất phát từ khác sự khác nhau về vị trí, vai trò, phương thức thực hiện quyền lực giữa Đảng và nhà nước, mà hơn thế, còn là vấn đề liên quan đến việc bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, bền vững của các cơ sở hợp pháp cho vị trí, vai trò của Đảng cầm quyền và của Nhà nước. Đảng tôn trọng vai trò của Nhà nước, trước hết, là tôn trọng các cơ sở hợp pháp bảo đảm cho Nhà nước thực hiện đúng, đầy đủ được vai trò và các chức năng quản lý của nó đối với toàn xã hội, tức là các cơ sở hợp pháp cho quyền uy của bộ máy nhà nước, trong xã hội hiện đại trước hết là bảo đảm tính dân chủ thực sự của các cuộc bầu cử và tính thực quyền của các cơ quan dân cử. Ngược lại, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì, Đảng là sự biểu hiện tập trung ý chí, mục tiêu và con đường đi lên của toàn xã hội, là nguyện vọng của nhân dân, mà tự thân Nhà nước không thể đưa ra được, không thể tự xác định được vấn đề này. Lịch sử đã cho thấy rõ, trong bất cứ một xã hội nào đều phải có một lực lượng chính trị chi phối, vạch ra và định hướng con đường đi cho xã hội đó. Là hình thức tổ chức bao trùm và tập trung nhất của xã hội, Nhà nước buộc phải theo các quy luật phát triển của xã hội, mà việc nhận thức được các quy luật này luôn thuộc về những người của một lực lượng chính trị nhất định trong xã hội. Chính vì vậy, cơ sở hợp pháp đầu tiên và quan trọng nhất của một đảng lãnh đạo, một đảng cầm quyền là nó có đủ khả năng nhận thức được những vấn đề mang tính quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, giải đáp được những mẫu thuẫn cơ bản của xã hội để định hình được mục tiêu và còn đường đi lên cho xã hội đó. Đảng phải tự khẳng định niềm tin của mình vào con đường đi lên đó của xã hội từ chính sự hy sinh, phấn đấu không ngừng cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của xã hội. Và tự nhân dân, chứ không phải ai khác, sẽ là người đánh giá tính đúng đắn của con đường và mục tiêu mà lực lượng chính trị đã vạch ra qua những lợi ích mà họ tin tưởng và nhận được từ thực tế cuộc sống, để từ đó đi theo, ủng hộ và xác định vai trò cho lực lượng chính trị đó đối với xã hội, đối với nhà nước. Như vậy, sự lãnh đạo của một lực lượng chính trị đối với nh à nước là một nhu cầu tất yếu, nhưng đó là sự tất yếu xuất phát từ sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân là người quyết định vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của một lực lượng chính trị, lực lượng chính trị đủ sức vạch ra con đường phát triển đi lên tất yếu của xã hội và đủ sức lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội khác tin tưởng vào mục tiêu chính trị của mình. Nhà nước chính là sự biểu hiện tập trung quyền làm chủ của nhân dân đối với tất cả các vấn đề của đất nước, của dân tộc. Nhà nước là chủ quyền của toàn thể nhân dân. Tôn trọng nhà nước chính là tôn trọng vai trò và quyền làm chủ của nhân dân, tức là quyền lực của nhân dân. Cùng với tiến trình dân chủ hóa các mặt đời sống kinh tế - xã hội và quá trình từng bước hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì phạm vi các vấn đề kinh tế, xã hội do nhà nước quyết định đúng với vai trò, chức năng thực sự của nó sẽ ngày càng mở rộng lớn hơn, thực chất hơn, bởi vì xã hội càng trở nên phức tạp thì việc tổ chức thực thi quyền lực công càng trở nên khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có những phương thức và công cụ bảo đảm cho việc thực thi quyền lực đó, mà chỉ duy có nhà nước mới có đầy đủ các cơ sở hợp pháp và đủ sức mạnh, đủ công cụ, phương tiện để sử dụng và sử dụng một cách có hiệu quả. 2. Nguồn gốc, nội dung quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân v à vì nhân dân; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đều phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, do vậy không thể đặt cơ quan của Đảng, đường lối, chính sách của Đảng lên trên pháp luật hoặc đặt bên cạnh pháp luật và ngược lại. Nhưng cũng không thể tách rời Đảng với Nhà nước; tách rời đường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: