Danh mục

Phương thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.76 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của bài viết là thực hiện mô hình gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, đơn vị đào tạo sẽ mang lại lợi ích cho mỗi bên đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người học. Làm thế nào để doanh nghiệp và nhà trường hợp tác hiệu quả hơn là chủ đề được đề cập trong bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ThS. Nguyễn Kiều Oanh Cơ sở đào tạo đại học được coi là nơi cung cấp nguồn nhân lực ngành nhân sự chất lượng cao cho xã hội. Trong xu thế hội nhập các yêu cầu của doanh nghiệp với người lao động cũng càng ngày càng cao hơn. Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập đã tạo ra xu hướng dịch chuyển lao động ở nhiều lĩnh vực tạo ra sự cạnh tranh với nguồn lao động trong nước. Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo liên tục phải cải tiến chương trình để nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, nhằm tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Thực hiện mô hình gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, đơn vị đào tạo sẽ mang lại lợi ích cho mỗi bên đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người học. Làm thế nào để doanh nghiệp và nhà trường hợp tác hiệu quả hơn là chủ đề được đề cập trong bài viết này. Từ khoá: cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, phương thức hợp tác 1. Đặt vấn đề “Học đi đôi với hành” đã trở thành khẩu hiệu của các trường học tại Việt Nam, trên thực tế tất cả các đơn vị đào tạo nhận biết giá trị mang lại khi áp dụng được phương thức giảng dạy này đặc biệt là các trường đào tạo đại học. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên tại Việt Nam, việc đào tạo sinh viên chủ yếu vẫn áp dụng theo phương thức truyền thống, tức là nhà trường hay cơ sở đào tạo tự xây dựng chương trình đào tạo kể cả lý thuyết và thực hành. Bằng phương pháp này cho kết quả nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc trong khi đó doanh nghiệp thì không tuyển được người hoặc phải đào tạo lại sau tuyển dụng. Cùng với đó, quá trình hội nhập đã có tác động rất lớn đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Việc cộng đồng ASEAN được thành lập vừa qua đã tạo ra xu hướng dịch chuyển lao động về du lịch giữa 10 quốc gia và tạo ra sự cạnh tranh với lao động trong nước. Để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của lao động trong ngành trên thị trường lao động trong và ngoài nước cần sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có vai trò quan trọng của các cơ sở đào tạo. Sư gắn kết của các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tại Việt Nam, nghịch lý đang tồn tại hiện nay trong đào tạo đại học và nhu cầu thực tế tại các doanh nghiệp đó là sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi doanh nghiệp thì không tuyển 227 được lao động đào tạo đáp ứng ngay yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh. Mô hình gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo đại học đã được triển khai rộng rãi trên thế giới, với Việt Nam áp dụng mô hình này đang là vấn đề cấp thiết ở hiện tại và trong tương lai. 228 2. Các mô hình gắn kết giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp Mô hình gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại học được hiểu là khuôn mẫu được định hình về hoạt động tương tác chặt chẽ giữa quá trình đào tạo nguồn nhân lực đại học của trường đại học và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Mô hình này đòi hỏi bên cung lao động tức là đào tạo phải có sự thay đổi mục tiêu, chương trình, cơ cấu và chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Có 2 loại sau: Mô hình tổng thể: Mô hình này được hình thành trên cơ sở thiết lập một khuôn mẫu gắn kết chung với nhiều hình thức gắn kết trong một hệ thống chặt chẽ, có thể tương tác và hỗ trợ nhau. Đây là loại mô hình gắn kết tương đối toàn diện và mức độ gắn kết chặt chẽ, lâu dài hơn. Xu hướng của mô hình này ở mức thấp có thể chỉ gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng có thể phát triển lên ở trình độ gắn kết cao hơn thành mô hình gắn kết vừa đào tạo, vừa chuyển giao công nghệ hoặc cao hơn nữa là mô hình gắn kết của trường đại học với doanh nghiệp trong việc vừa đào tạo, vừa nghiên cứu và triển khai. Mô hình cụ thể, riêng rẽ: Đó là mô hình được thiết lập với một hình thức gắn kết cụ thể, riêng rẽ. Ví dụ như mô hình gắn kết theo hình thức đào tạo đại học vừa học, vừa làm; mô hình gắn kết với hình thức đào tạo lý thuyết ở trường đại học, thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp; mô hình gắn kết với hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; mô hình gắn kết với hình thức mở rộng giảng đường đào tạo từ đại học đến doanh nghiệp... Cấu trúc của mô hình gắn kết này gồm các nhóm yếu tố cơ bản hợp thành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như sau: nhóm yếu tố lợi ích gồm có lợi ích của các bên tham gia, nhóm yếu tố quá trình và nhóm yếu tố điều kiện đảm bảo chất lượng đầu ra. 3. Mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo, doanh nghiệp và sinh viên Nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên có mối quan hệ gắn liền với lợi ích của mỗi bên tham gia, doanh nghiệp sẽ có đội ngũ nhân sự như mong muốn, nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, người học tìm được việc làm và có kiến thức và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các bên: cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và sinh viên đều là các bên liên quan có trách nhiệm chung với xã hội, ngành du lịch và bản thân mỗi bên cần hợp tác, hỗ trợ để đạt được mục tiêu riêng của mình: doanh nghiệp có lao động tốt, sẵn sàng làm việc tại cơ sở; cơ sở đào tạo muốn sinh viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tốt; sinh viên muốn tốt nghiệp là có việc làm ngay, có thu nhập xứng đáng với khả năng của mình. 229 Doanh nghiệp Lợi ích Cơ sở đào tạo Sinh viên Hình 1: Mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và sinh viên Ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: