Danh mục

Phương thức tạo nghĩa trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy (từ góc độ đối sánh với tác phẩm của Aesop, La Photaine, I. Krylov)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.32 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ làm bật lên phương cách trên trong sự vận dụng của từng nghệ sĩ. Đấy là những thể thức đầy tính vẫy gọi trong sự tương giao, “duyên nợ” giữa những tác giả với nhau, cũng như thể hiện rõ dấu ấn sáng tạo, phong cách cá nhân ở mỗi người, nhưng qua đây chúng tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh tác phẩm của nhà văn Nga thế kỉ XIX - Tolstoy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức tạo nghĩa trong truyện ngụ ngôn L.N. Tolstoy (từ góc độ đối sánh với tác phẩm của Aesop, La Photaine, I. Krylov)11, SốTr.4,61-662017Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập4, 2017,PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN L. N. TOLSTOY(TỪ GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH VỚI TÁC PHẨM CỦA AESOP, LA FONTAINE, I. KRYLOV)NGUYỄN MINH SANG*Học viên cao học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. HCMTÓM TẮTPhương thức tạo nghĩa là cách thức, phương pháp tạo lập giá trị về mặt tư tưởng ở các văn bản, vớingụ ngôn - thể loại mang đậm tính giáo dục, triết lý, thì điều này càng được các tác giả chú trọng, quan tâm.Dưới góc nhìn đối sánh tác phẩm của Tolstoy, Aesop, La Fontaine và Krylov, bài viết sẽ làm bật lên phươngcách trên trong sự vận dụng của từng nghệ sĩ. Đấy là những thể thức đầy tính vẫy gọi trong sự tương giao,“duyên nợ” giữa những tác giả với nhau, cũng như thể hiện rõ dấu ấn sáng tạo, phong cách cá nhân ởmỗi người, nhưng qua đây chúng tôi sẽ đặc biệt nhấn mạnh tác phẩm của nhà văn Nga thế kỉ XIX - Tolstoy.Từ khóa: Phương thức tạo nghĩa, ngụ ngôn, Tolstoy, ý nghĩa.ABSTRACTThe Moral-Creating Method in L. N. Tolstoy’s Fables(from the Comparing Respect to the Aseop, La Fontaine, I. Krylov)Meaning-creatingmethod is the method of making the ideological value of pieces of text, especiallyof fables – a genre with a strong quality of education and philosophy. Through making a comparison amongpieces of writings written by Tolstoy, Aesop, La Fontaine and Krylov, the work can highlight this methodthrough the individual application of each writer. That is the method of welcoming in relevance, the fatebetween every artist, as well as showing the remarkable creativity, individual personality. However, in thiscase, a special emphasis will be placed on the work of a Russian writer of the nineteenth century – Tolstoy. Keywords: Moral-creating method, fable, Tolstoy, meaning.1.Mở đầuNhắc đến Lev Tolstoy - nhà văn vĩ đại của nước Nga - thường trước hết mọi người sẽ nghĩtới những sáng tác hoành tráng, đồ sộ như Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh…Nhưng ông còn có một bộ phận các tác phẩm ngụ ngôn không chỉ thể hiện rõ vai trò một nhàvăn mà còn là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục. Cả cuộc đời ông đã dành một mối quan tâm hếtsức sâu sắc đến việc định hướng, bồi dưỡng nhân cách và trí tuệ cho thế hệ trẻ. Ông thành lậprất nhiều trường học ở quê nhà của mình lúc còn sinh thời, sáng tạo nên phương thức giáo dụcmới, biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em, viết các bài tham luận liên quan đến mảng giáo hóa…Những câu chuyện ngụ ngôn của ông chủ yếu nằm trong Sách học vần và Sách tập đọc tiếng Nga,tập trung trong thời kì từ 1871 – 1875, các tác phẩm ở đây thể hiện rõ sự ảnh hưởng sâu sắc từnhững mẩu chuyện của Aesop, cùng với đó là sự cải biên, sáng tạo của Tolstoy. Những tác giả nhưEmail: nsang.agu.edu@gmail.comNgày nhận bài: 20/4/2017; Ngày nhận đăng: 08/5/2017*61Nguyễn Minh SangLa Fontaine (Pháp), Ivan Krylov (Nga) cũng là những nhà văn viết rất thành công về thể loại nàytrong giai đoạn cận - hiện đại và họ đều ít nhiều có sự học tập từ nhà ngụ ngôn vĩ đại Aesop bêncạnh những nét riêng trong cách viết của bản thân. Thế nên cả ba tác giả thế hệ sau tạo nên bagiềng mối hết sức thân cận với một điểm thắt dẫn đã được xác lập, ngoài ra ở họ ta còn thấy nhữngtương thích theo kiểu “song song”. Do khuôn khổ của một tiểu luận, cũng như tầm bao quát từbản thân cho nên chúng tôi chỉ chọn lấy một số tác phẩm nhất định để khảo sát, trong các nguồntài liệu dịch đã xuất bản, cụ thể: Tolstoy (103 truyện), Aesop (242 truyện), La Fontaine là 43 vàKrylov là 99 truyện; từ đây người viết sẽ tiến hành khảo luận phương thức tạo nghĩa trong cácmẩu chuyện của Tolstoy trong sự đối sánh với văn bản của các tác giả đã điểm đến ở trên.2.Nội dung nghiên cứuÝ nghĩa là điều mà mỗi tác giả hết sức xem trọng, sau khi khép lại từng truyện kể, bạn đọcnhận lại được gì từ đấy, những điều ấy có thể bước vào đời sống hiện tồn của họ, làm họ khắc nhớ,xem như hành trang trong bước đường của mình? Tất cả như niềm mong mỏi lớn lao của các nhàngụ ngôn. Cách thức để tạo nên hiệu quả như thế được những nghệ sĩ chọn lọc và thể hiện đầytinh tế trong các tác phẩm của mình.Về Aesop, những sáng tác của ông (từ thế kỉ thứ VI trước Công nguyên) đã trở nên rất gầngũi với bạn đọc trên khắp thế giới qua biết bao thế hệ. Đó là những tác phẩm ngắn gọn, súc tíchđược viết bằng văn xuôi và đặc biệt sau khi kết thúc diễn biến mỗi câu chuyện đều có một lời bànbên dưới (phần rút ra ý nghĩa cho tác phẩm). Aesop đã định hướng cho người đọc giá trị về mặtnội dung của các văn bản, giúp họ nhanh chóng tri nhận điều hay, bài học cho mình. Thế nhưng,việc ý nghĩa được tìm thấy dễ dàng sau khi tham dự vào thế giới nghệ thuật của ông, có thể làmtác phẩm kém đi phần hấp dẫn, màu sắc trí tuệ cũng bị giảm sút? Vẫn đấy những kinh nghiệm, bàihọc triết lý… được tô đậm, làm rõ, tuy nhiên, vị thế của người đọc đã trở nên mờ nhạt (trong “chutrình” văn học: nhà văn - tác phẩm - người đọc, mỗi một vị trí cần giữ vai trò bình đẳng, bên nàođược được đề cao hơn đều có thể dẫn đến những sai lầm), nhiều người vẫn tin tưởng, tôn trọngtừng ý nghĩa mà tác giả chỉ ra sau mỗi truyện, nhưng những gì đến quá nhanh, dễ đạt được cũngkhiến sự “lưu tâm” bị vơi đi phần nào. Mỗi độc giả khi tìm đến Aesop đều có một trình độ nhấtđịnh, một khả năng tư duy nào đấy, những ai cáu bẳn khi biết ý nghĩa đã bày sẵn sẽ cho rằng ông“áp đặt”, bởi họ có thể tự tìm ra, hoặc nghĩ đến hơn cả một ý nghĩa theo sự cảm nhận của mình.Aesop đã tận tâm nhưng có lẽ nó đã mang đến những phản ứng ngược. Tuy vậy, tác giả huyềnthoại vẫn là một “đỉnh cao” khởi nguyên cho thể loại ngụ ngôn của nhân loại, Aesop là hình tượngđể nhiều người học tập, trau dồi, Tolstoy cùng các tác giả khác đã xem tác phẩm của Aesop như“nền tảng”, “bệ trụ” để sáng tạo theo cách riêng của mình, t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: