Danh mục

Phương thức xúc tiến đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chỉ ra phương thức xúc tiến đưa thành quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Bài viết hệ thống hóa tuần tự các hoạt động liên quan đến quá trình phát triển công nghệ và xúc tiến thương mại hóa công nghệ mới, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống và cách để tăng khả năng thành công trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức xúc tiến đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanhJSTPM Tập 4, Số 3, 201573PHƯƠNG THỨC XÚC TIẾN ĐƯA CÔNG NGHỆ MỚIVÀO SẢN XUẤT KINH DOANHTS. Bùi Tiến Dũng1Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CNTóm tắtBài viết chỉ ra phương thức xúc tiến đưa thành quả nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tác giả đã hệ thống hóa tuần tự các hoạt động liênquan đến quá trình phát triển công nghệ và xúc tiến thương mại hóa công nghệ mới, nhằmcung cấp những kiến thức cơ bản có hệ thống và cách để tăng khả năng thành công trongviệc đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.Từ khóa: Phát triển công nghệ; Thương mại hóa công nghệ.Mã số: 150414011. Giới thiệuSáng tạo công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới là nhiệm vụ sống còntrong sản xuất kinh doanh. Cả lý thuyết và thực tế đã chứng minh quá trìnhphát triển sản phẩm mới phải bắt nguồn từ việc người làm khoa học nhận ravà hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệđến việc tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN và đưa KH&CN vàophục vụ sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, các nhà quản lý KH&CN mongmuốn kiểm soát các yếu tố như chi phí, thời gian, thông tin và kết quả củacác hoạt động KH&CN. Nhưng quan trọng hơn, chính là việc các nhàdoanh nghiệp nắm bắt được những thông tin thiết yếu, chính xác vềKH&CN mới để có thể đưa vào sản xuất kinh doanh. Sau đó, họ tính toántrong một khoảng thời gian cụ thể với chi phí đầu tư phù hợp để có đượccông nghệ, tạo ra sản phẩm mới, bán sản phẩm và thu lợi nhuận tối đa (BùiTiến Dũng, 2014).Thông thường, để phát triển một công nghệ mới các nhà khoa học cần tiếnhành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ một cách tỉmỉ lâu dài, tỷ lệ thành công thấp (theo UNESCO: nghiên cứu cơ bản;nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai tỷ lệ thành công chỉ chiếm:1/4; 2/5 và 3/5). Khi có được thành quả KH&CN, nhà khoa học, nhà quảnlý, nhà doanh nghiệp cần tiếp tục cùng nhau quan tâm để đạt được các mục1Liên hệ tác giả: buitiendung2302@gmail.com74Phương thức xúc tiến đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanhtiêu về giá cả sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm,hiệu suất sản phẩm,… Do đó, để phát triển sản phẩm mới cần hội tụ đầy đủcác điều kiện để có được kết quả phù hợp với mục tiêu KH&CN, yêu cầucủa thị trường và mục tiêu quản lý.Trên thực tế, khi có được thành quả KH&CN đây chỉ là một bước khởi đầu,hay tạm gọi là “bước tạo vốn tiềm năng”. Việc đưa công nghệ mới vào sảnxuất, chế tạo sản phẩm vì mục đích kinh doanh bao gồm rất nhiều khâuđoạn tiếp theo, trong đó khâu nhận ra giá trị của thành quả KH&CN vàmạnh dạn đưa vào sản xuất có tính quyết định sự ra đời của sản phẩm. Vìvậy, bài viết này tập trung chỉ ra các hoạt động cần thiết để nhận ra giá trịcủa thành quả KH&CN và cách nào để nhanh chóng đưa vào sản xuất.2. Phương thức đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanhTrong nghiên cứu này, tác giả đã chủ định xây dựng một phương thức đưacông nghệ mới vào sản xuất kinh doanh dưới dạng một quy trình liên tiếpcác hoạt động từ khi phát sinh ý tưởng đến thương mại hóa công nghệ mới(xem Sơ đồ 1). Tuy nhiên, để hoàn thiện Sơ đồ 1 tác giả đã mở rộng xemxét các yếu tố có liên quan sau:- Các rào cản về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tác động đến hoạt động sáng tạo(ở đây là hoạt động KH&CN) và thương mại hóa (tập trung vào hoạtđộng kinh doanh thành quả KH&CN);- Chi tiết hóa các giai đoạn của quá trình từ ý tưởng đến sản xuất kinhdoanh và ứng dụng;- Chỉ rõ các bên liên quan và vai trò trong quá trình này;- Nêu bật những giai đoạn phát triển quan trọng như: đánh giá và xác địnhthị trường, phát triển mẫu và sản xuất thử nghiệm,…- Các chỉ dẫn về kinh doanh, quản lý, tiếp thị, và các vấn đề về tài chính.2.1. Phát sinh ý tưởngPhát sinh ý tưởng KH&CN là bước đầu tiên. Các nhà sáng chế với kiếnthức trong lĩnh vực của họ, kết hợp nó với các sáng kiến và những hiểu biếtmới để tạo ra một ý tưởng mới gắn với sản xuất kinh doanh. Thừa nhậnrằng, các nghiên cứu thuần túy thực hiện trong giai đoạn này có những đặcđiểm của hàng hóa công và bất cứ sự hỗ trợ nào trong giai đoạn này đều rấtcần thiết. Do vậy, các tổ chức, cá nhân đều có khả năng cung cấp kinh phícho nghiên cứu cơ bản (Bùi Tiến Dũng, 2015).JSTPM Tập 4, Số 3, 2015752.2. Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệKhi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, mỗiphòng thí nghiệm hay tổ chức KH&CN có quy định, tiêu chí và cơ chếriêng. Tại phòng thí nghiệm, các công nghệ mới từng bước được hình thànhvà xác lập chỗ đứng, mà đỉnh cao là các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu tàisản trí tuệ như: hoàn thành bản miêu tả sáng chế; tìm kiếm các tài liệu, côngtrình công bố trước đó có liên quan; rà soát các kết quả nghiên cứu trước đócó trùng lặp hoặc tương tự hay không; công bố hoặc đăng ký bảo hộ quyềnsở hữu kết quả nghiên cứu.Ý tưởng KH&CNTham khảo ý kiếnChuyên giaTiến hành nghiêncứu khoa học1) Những rào cản khithương mại hóa và tổ chứcsản xuất2) Thách thức và cơ hội khithay đổi sản phẩm3) Năng lực tiếp thu côngnghệ4 Nưng lực đầu tư5) Công nghệ và triển vọngứng dụng công nghệPhân tích thịtrườngPhân tích, đánhgiá cơ hộiPhân tích tiềmnăng sản xuấtKhông triển vọngPhân tích và nhậnđịnh chiến lượcDừng dự ánSàng lọc cơ hộiDừng dự ánCó nhiềutriển vọngHình thànhdoanh nghiệpƯơm tạodoanh nghiệpTìm kiếm và xác định bênmua công nghệ/ nhà đầu tưPhát triển công nghệ: nghiên cứu,thử nghiệm, thiết kế, tạo mẫuThương thảo với bên nhậnchuyển giao/ nhà đầu tưPhương án kinhdoanhKhông thànhdoanh nghiệpHoàn thiện công nghệ vàđăng ký sáng chếThành lập doanhnghiệp mớiNuôi dưỡngcông nghệChuyển nhượngĐánh giá chiếnlược công nghệPhân tíchGiá trị kinh tếĐánh giáNhu cầu thị trườngNhân lựcTư vấncông nghệĐịnh giávà giá bánQuyết định bán, góp vốnQuy trìnhĐánh giá toàn bộ quá trìnhtừ nghiên cứu tới thị trườngKỹ thuậtKế ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: