Thông tin tài liệu:
Qua nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về quá trình vận động của hệ thống kế toán quản trị trên toàn thế giới. Từ khi xuất hiện ở Mỹ và đã trải qua các quá trình phát triển, thay đổi các hình thái để trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nhà quản lý trong thời đại ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị
Quá trình hình thành và phát triển
của kế toán quản trị
Qua nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về quá trình vận
động của hệ thống kế toán quản trị trên toàn thế giới. Từ khi
xuất hiện ở Mỹ và đã trải qua các quá trình phát triển, thay
đổi các hình thái để trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ
cho các nhà quản lý trong thời đại ngày nay.
Bạn muốn download phần mềm kế toán miễn phí FTS
Accouting phải không? Hãy click vào đây.
KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỉ
XIX. Sự phát triển mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của
các DN trong giai đoạn này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị
phải kiểm soát và đáng giá được hoạt động của chúng. Một trong
các DN áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills.
Để xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thể và
đánh giá được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này
đã áp dụng hệ thống kế toán theo dõi tình hình sử dụng vật tư,
chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát sinh hàng ngày.
KTQT cũng được áp dụng tại công ty Louisville & Nashville hoạt
động trong ngành đường sắt vào năm 1840 khi phạm vị hoạt
động của công ty ngày càng mở rộng và công việc xử lý ngày
càng phức tạp. Để kiểm soát thu, chi trên địa bàn rộng lớn công
ty này đã chia kế toán thành hai bộ phận theo dõi chi phí và thu
nhập theo từng khu vực để lập báo cáo cho các nhà quản trị.
Trên cơ sở của hoạch toán chi phí Albert Fink – phó chủ tịch
công ty là người đầu tiên tính toán được chi phí cho 1 tấn/km vận
chuyển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ này. Trong ngành luyện
kim, KTQT cũng được áp dụng từ rất sớm. Andrew Carnegie –
một doanh nhân lớn của thế kỉ XIX đã áp dụng KTQT để quản lý
DN của mình từ năm 1872. Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí
như nhau thì phải tạo ra được lợi nhuận bằng nhau,ông ta đã
chia DN của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi và hoạch
toán.Carnegie sử dụng báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư và
nhân công sử dụng ở rừng bộ phận để kiểm soát và đánh giá
hoạt dộng của chúng. Việc kiểm soát chất lượng và cơ cấu vật
liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất. Bằng cách này
Carnegie đã giảm được chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh,
phát huy hết các khả năng sản xuất và đưa ra được giá bán hợp
lý.
Không chỉ trong ngành đường sắt, luyện kim, KTQT trong giai
đoạn này còn được áp dụng cả trong các ngành dầu khí, hoá
chất và cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nhà
quản trị mới chỉ kiểm soát được các chi phí sản xuất trực tiếp.
Các phương pháp phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm và
các thông tin về sử dụng TSCĐ vẫn bị bỏ qua.
Bạn muốn download phần mềm kế toán miễn phí FTS
Accouting phải không? Hãy click vào đây.
KTQT tiếp tục phát triển mạnh vào những năm đầu của thế kỷ XX
mà Pierre du Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan là những
người đóng góp nhiều cho sự phát triển của KTQT trong giai
đoạn này. Công ty Du Pont Power được thành lập vào năm 1903
bằng việc hợp nhất các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản
phẩm với nhau. Để dễ dàng kiểm soát và đáng giá hiệu quả hoạt
động của tùng bộ phận, Du Pont chia công ty thành các bộ phận
nhỏ và thay đổi từ mô hình quản trị tập trung sang mô hình quản
trị phân quyền.
Theo nguyên tắc “phân quyền trách nhiệm để kiểm soát tập
trung” Brown và Sloan đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết
các vấn đề phức tạp trong quản trị công ty. Cùng với việc xây
dựng hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị DN công ty đã thực
hiện việc phân quyền trách nhiệm.Các bộ phận và các phòng ban
trong công ty được giao quyền tự chủ, tự ra ưuyết định và tự chịu
trách nhiệm trong định giá, liên kết sản xuất, tìm kiếm khách
hàng, thiết kế sản phẩm, mua vật tư và điều hành quá trình sản
xuất. Nhờ áp dụng cơ chế phân quyền công ty tạo diều kiện cho
các nhà quản trị phát huy hết năng lực và chủ động sáng tạo của
họ trong điều kiện được trực tiếp tiếp cận với thông tin do KTQT
cung cấp để ra các quyết định phù hợp và kịp thời.
Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1930, ủy ban
chứng khoán Mỹ buộc các công ty phải công bố báo cáo tài
chính. Do vậy nghiên cứu kế toán trong giai đoạn này đều tập
trung vào các báo cáo tài chính nên KTQT bị sao nhãng. Cho dến
thập kỉ 80, do sức ép cạnh tranh và sự thành công vượt bậc của
các DN ở châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản, KTQT ở Mỹ mới lại được
tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Các phương pháp JIT (Just in
time) và kế toán chi phí,…được áp dụng rộng rãi và lần đầu tiên
KTQT cũng được đưa vào giảng dạy tại Đại học Kinh doanh
Harvard và Viện Công Nghệ Massachusets.
Ở Châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với sự phát triển
của các trường phái quản trị theo kiểu Nhật Bản, KTQT cũng
được hình thành để phục vụ cho nhu cầu thông tin của các nhà
quản trị DN. Các phương pháp KTQT theo kiểu Nhật Bản được
nói nhiều đến là Target costing và Kaizen costing.
Nghiên cứu sự phát triển của KTQT ...