Quá trình vận động thành lập 'Khu tự trị Thái - Mèo' (10/1954-5/1955)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 77.17 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đề cập đến tình hình Tây Bắc sau hòa bình lập lại năm 1954, chủ trương của Đảng - Chính phủ về quá trình vận động thành lập và sự thành lập Khu tự trị Thái - Mèo ngày 07/05/1955. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954-5/1955) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 122-129 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP “KHU TỰ TRỊ THÁI - MÈO” (10/1954 - 5/1955) Phạm Văn Lực Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo đề cập đến tình hình Tây Bắc sau hòa bình lập lại năm 1954, chủ trương của Đảng - Chính phủ về quá trình vận động thành lập và sự thành lập Khu tự trị Thái - Mèo ngày 07/05/1955. Từ khóa: Khu tự trị Thái - Mèo, Tây Bắc, sau hòa bình. 1. Mở đầu Tây Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em. Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế. Xuất phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó, nên trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Tây Bắc trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Năm 1948, sau khi thôn tính được Tây Bắc, thực dân Pháp đã thành lập “Xứ Thái tự trị”. Để làm thất bại mọi âm mưu của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ sát nhập Tây Bắc vào Liên khu Việt Bắc (1949); đến ngày 17/7/1952 lại tách 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc thành lập Khu Tây Bắc. Sau hòa bình lập lại (1954), ngày 07/05/1955, Đảng, Chính phủ quyết định thành lập “Khu Tự trị Thái - Mèo”, đến năm 1962 đổi tên là “Khu tự trị Tây Bắc”. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975), “Khu tự trị Tây Bắc” giải thể. Tiến tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (07/05/1955 - 07/05/2015) và đặc biệt 25/12/2013 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận Cơ quan của Khu là di tích lịch sử cấp Quốc gia; trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin làm rõ thêm quá trình vận động, thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo”. Ngày nhận bài 12/8/2013. Ngày nhận đăng 5/03/2014. Liên lạc Phạm Văn Lực, e-mail: pvldhtb@gmail.com 122 Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955) 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình Tây Bắc sau hoà bình lập lại (1954) và chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) toàn bộ đất đai Tây Bắc được giải phóng, đó là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc trong giai đoạn mới. Thế nhưng, do hậu quả của sự thống trị bóc lột tàn bạo của đế quốc phong kiến hơn 60 năm và sự tàn phá của 15 năm chiến tranh, nên sau hoà bình lập lại (1954) Tây Bắc chìm ngập trong cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoang tàn và đổ nát. Về mặt an ninh chính trị, Tây Bắc được coi là “địa đầu” của Tổ quốc, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và trên 1000 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa. Do vị trí chiến lược quan trọng đó, sau hoà bình lập lại (1954) các toán thổ phỉ, biệt kích, thám báo cùng các phần tử tay sai phản động điên cuồng chống phá cơ quan Đảng, chính quyền ở Tây Bắc; nhiều vụ “Xưng vua”, “Đón vua” đã diễn ra lộn xộn ở vùng cao biên giới. Trong khi đó, chính quyền cơ sở còn rất non yếu, nhận thức của đồng bào các dân tộc thấp kém, thiếu cán bộ cốt cán, nhất là cán bộ người dân tộc ở cơ sở. Năm 1955, toàn Khu có 16 châu (huyện) thì 9 châu vẫn hoàn toàn chưa thành lập được Chi bộ Đảng; trong tổng số 316 xã mới chỉ có 39 xã thành lập được Chi bộ đảng cơ sở (chiếm gần 8%); số lượng đảng viên chỉ chiếm 0,08% dân số; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc chưa được hình thành. Cá biệt, ở một số địa phương vùng biên giới chính quyền cơ sở non yếu đến mức không có khả năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống, ổn định xã hội [7;3]. Trước những khó khăn phức tạp trên, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Khu uỷ Khu Tây Bắc, các Tỉnh uỷ ở các tỉnh Tây Bắc đã tổ chức khảo sát thực tế, báo cáo lên Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình mọi mặt của các dân tộc để Trung ương có chủ trương chính sách dân tộc phù hợp trong giai đoạn mới. Kết quả, ngày 28/9/1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về việc thành lập Khu tự trị Thái- Mèo và cuộc vận động đồng bào các dân tộc được thực hiện. 2.2. Cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (10/1954 - 5/1955) Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 28/09/1954, Ban Chấp hành Đảng bộ Khu Tây Bắc đã mở cuộc vận động chính trị hưởng ứng chủ trương thành lập Khu tự trị Thái – Mèo của Đảng. Yêu cầu và nội dung của cuộc vận động là: + Giáo dục trong Đảng và nhân dân các dân tộc quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc, chủ trương thành lập Khu tự tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954-5/1955) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 122-129 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP “KHU TỰ TRỊ THÁI - MÈO” (10/1954 - 5/1955) Phạm Văn Lực Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo đề cập đến tình hình Tây Bắc sau hòa bình lập lại năm 1954, chủ trương của Đảng - Chính phủ về quá trình vận động thành lập và sự thành lập Khu tự trị Thái - Mèo ngày 07/05/1955. Từ khóa: Khu tự trị Thái - Mèo, Tây Bắc, sau hòa bình. 1. Mở đầu Tây Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em. Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế. Xuất phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó, nên trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Tây Bắc trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Năm 1948, sau khi thôn tính được Tây Bắc, thực dân Pháp đã thành lập “Xứ Thái tự trị”. Để làm thất bại mọi âm mưu của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ sát nhập Tây Bắc vào Liên khu Việt Bắc (1949); đến ngày 17/7/1952 lại tách 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc thành lập Khu Tây Bắc. Sau hòa bình lập lại (1954), ngày 07/05/1955, Đảng, Chính phủ quyết định thành lập “Khu Tự trị Thái - Mèo”, đến năm 1962 đổi tên là “Khu tự trị Tây Bắc”. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975), “Khu tự trị Tây Bắc” giải thể. Tiến tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (07/05/1955 - 07/05/2015) và đặc biệt 25/12/2013 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận Cơ quan của Khu là di tích lịch sử cấp Quốc gia; trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin làm rõ thêm quá trình vận động, thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo”. Ngày nhận bài 12/8/2013. Ngày nhận đăng 5/03/2014. Liên lạc Phạm Văn Lực, e-mail: pvldhtb@gmail.com 122 Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955) 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình Tây Bắc sau hoà bình lập lại (1954) và chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) toàn bộ đất đai Tây Bắc được giải phóng, đó là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc trong giai đoạn mới. Thế nhưng, do hậu quả của sự thống trị bóc lột tàn bạo của đế quốc phong kiến hơn 60 năm và sự tàn phá của 15 năm chiến tranh, nên sau hoà bình lập lại (1954) Tây Bắc chìm ngập trong cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoang tàn và đổ nát. Về mặt an ninh chính trị, Tây Bắc được coi là “địa đầu” của Tổ quốc, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và trên 1000 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa. Do vị trí chiến lược quan trọng đó, sau hoà bình lập lại (1954) các toán thổ phỉ, biệt kích, thám báo cùng các phần tử tay sai phản động điên cuồng chống phá cơ quan Đảng, chính quyền ở Tây Bắc; nhiều vụ “Xưng vua”, “Đón vua” đã diễn ra lộn xộn ở vùng cao biên giới. Trong khi đó, chính quyền cơ sở còn rất non yếu, nhận thức của đồng bào các dân tộc thấp kém, thiếu cán bộ cốt cán, nhất là cán bộ người dân tộc ở cơ sở. Năm 1955, toàn Khu có 16 châu (huyện) thì 9 châu vẫn hoàn toàn chưa thành lập được Chi bộ Đảng; trong tổng số 316 xã mới chỉ có 39 xã thành lập được Chi bộ đảng cơ sở (chiếm gần 8%); số lượng đảng viên chỉ chiếm 0,08% dân số; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc chưa được hình thành. Cá biệt, ở một số địa phương vùng biên giới chính quyền cơ sở non yếu đến mức không có khả năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống, ổn định xã hội [7;3]. Trước những khó khăn phức tạp trên, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Khu uỷ Khu Tây Bắc, các Tỉnh uỷ ở các tỉnh Tây Bắc đã tổ chức khảo sát thực tế, báo cáo lên Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình mọi mặt của các dân tộc để Trung ương có chủ trương chính sách dân tộc phù hợp trong giai đoạn mới. Kết quả, ngày 28/9/1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về việc thành lập Khu tự trị Thái- Mèo và cuộc vận động đồng bào các dân tộc được thực hiện. 2.2. Cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (10/1954 - 5/1955) Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 28/09/1954, Ban Chấp hành Đảng bộ Khu Tây Bắc đã mở cuộc vận động chính trị hưởng ứng chủ trương thành lập Khu tự trị Thái – Mèo của Đảng. Yêu cầu và nội dung của cuộc vận động là: + Giáo dục trong Đảng và nhân dân các dân tộc quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc, chủ trương thành lập Khu tự tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Khu tự trị Thái - Mèo Tây Bắc Hòa bình lập lại Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Chiến thắng Điện Biên PhủGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 279 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
6 trang 194 0 0
-
8 trang 189 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 189 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 188 0 0 -
19 trang 164 0 0