Danh mục

Quá trình xây dựng nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cư dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh chiều hướng phát triển kinh tế, gắn liền với cảnh quan xung quanh và phương thức sinh hoạt của một tộc người. Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên mang nhiều nét đặc trưng so với các địa phương khác, đặc biệt trong các bước tiến hành làm nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình xây dựng nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 59 - 64 Qu¸ tr×nh x©y dùng nhµ cña ng-êi Nïng ë huyÖn §ång Hû, tØnh Th¸i Nguyªn Phan Đình Thuận* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cư dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh chiều hướng phát triển kinh tế, gắn liền với cảnh quan xung quanh và phương thức sinh hoạt của một tộc người. Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên mang nhiều nét đặc trưng so với các địa phương khác, đặc biệt trong các bước tiến hành làm nhà. Từ khoá: Dân tộc Nùng, Đồng Hỷ, Nhà mới, Văn hoá, Dân tộc Ngôi nhà được dựng có thể là nhà cũ hay nhà mới làm song đây là mốc đánh dấu sự kiện trọng đại của một đời người. Do vậy, việc dựng nhà, làm nhà luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo trình tự qua nhiều bước khác nhau.* Chọn đất và hướng nhà Ngôi nhà mới được làm dù sang trọng hay bình dân cần phải có hệ thống nghi lễ, tập tục phức tạp và tốn kém. Trước khi tiến hành làm nhà mới người Nùng chú trọng xem tuổi và xem hướng nhà. Ngôi nhà mới thường được đặt ở vị trí đẹp. Để chọn vị trí dựng nhà, lúc xế chiều của một ngày tốt, chủ nhà đến chỗ định làm nhà cắm một cộc nứa và dắt vào chân cọc những lá cỏ gianh, đồng thời đào một hố bằng cái bát to, nện chặt xung quanh rồi lấy gạo đặt xuống thành từng chòm. Theo quan niệm của họ, các chòm tượng trưng cho người và gia súc quây quần xung quanh ngôi nhà. Điều này thể hiện ước muốn của họ về một cuộc sông no đủ, sung túc trong tương lai. Mặt khác, để biết được chỗ dự định làm nhà có tốt hay không, người Nùng rất đề cao giấc mộng của mình. Họ cho rằng khi chuẩn bị làm nhà mới, nếu chủ nhà mơ thấy nước, cây cối xanh tươi là điềm tốt. Ngược lại nếu mơ thấy màu đỏ là điều không hay. Đặc biệt họ rất kỵ tiếng kêu của hươu nai... Nếu mọi * Tel: 0977040824; Email: Mickeychuyentn@gmail.com chuyện đều tốt lành thì chủ nhà làm nhà trên đất đã định sẵn. Người Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thường mời các thầy về xem cho. Ngày xưa, khi đất đai còn rộng, dân cư thưa thớt, người ta mới chú ý chọn đất, còn ngày nay, họ chỉ chọn hướng. Theo thuyết Phong thuỷ, đất để làm nhà ở, đình chùa, dựng xóm thôn gọi là dương trạch. Dương trạch phải hài hoà với thiên nhiên, có môi trường tốt khiến con người cảm thấy tươi vui, hoà nhã, cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái. Đất làm nhà phải gần nguồn nước, đất đai màu mỡ nhưng phải cao ráo, không ẩm thấp, không khí trong lành, có đường đi thuận tiện. Cũng giống như quan niệm làm nhà trước đây, ngày nay người Nùng họ vẫn kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu mạo, nơi thờ cúng thường không được đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vườn, hương khói thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thời kỳ trước năm 1945 quá trình lựa chọn đất làm nhà có nhiều thuận lợi hơn nên vị trí của những ngôi nhà này thường rất đẹp. Còn ngày nay, hướng của các ngôi nhà của người Nùng rất đa dang. Dù gia chủ 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phan Đình Thuận Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ không được hướng đẹp thầy địa lý cũng sẽ dùng thuật để hoá giải các hướng cho thích hợp để gia chủ yên tâm. Sau khi dã lựa chọn được nơi làm nhà, người ta bắt đầu chọn hướng. Đây là công việc quan trọng mà không một gia đình nào được phép bỏ qua. Ông thầy cúng dựa vào tuổi chủ nhà, la bàn và sách để chọn hướng nhà. Hướng chính của nhà là hướng của bàn thờ và là hướng để mở cửa chính. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình hướng bàn thờ không phải là hướng nhà. Hướng đẹp là hướng không bị núi che khuất, không có những lùm cây có hình thù quái đản án ngữ hay nhòm ngó vào nhà, không có đường, hoặc nóc nhà chính của người khác lao thẳng vào nhà, là hướng hợp với tuổi chủ nhà. Nhìn chung, người Nùng không có quan niệm hướng nào tốt hơn hướng nào như người Kinh và người Cơ Lao. Người Kinh cho rằng hướng Nam là hướng đẹp nhất: Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam, với người Cơ Lao thì hướng mở cửa chính đẹp nhất là hướng Đông, bởi đó là hướng chào đón ánh nắng mặt trời từ sáng sớm, là hướng tượng trưng cho sự sống và phát triển, thu gom của cải vào nhà [23,tr.185]. Ở hướng nào thì nhà của người Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho cùng việc chọn đất, chọn hướng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để đối phó với chính nó. Hướng của các ngôi nhà của người Nùng hiện nay rất phong phú. Hầu hết các ngôi nhà đều tập trung chủ yếu ở đường Quốc lộ, đường liên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: