Quan điểm của Hồ Chí Minh về xã hội học tập
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 277.60 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Hồ Chí Minh cũng chính là nhà giáo dục vĩ đại đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xã hội học tập82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI HỌC TẬP Vũ Thị Hà Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Hồ Chí Minh cũng chính là nhà giáo dục vĩ đại đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục chứa đựng những tư tưởng đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự sâu sắc, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Người, trong đó có tư tưởng về xây dựng một xã hội học tập ở Việt Nam. Đó là quan điểm “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, về một nền giáo dục bình đẳng, không mất tiền, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người, một xã hội mà “ai cũng được học hành”. Từ khóa: Hồ Chí Minh, quan điểm, xã hội học tập. Nhận bài ngày 11.1.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hà; Email: vtha@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam,đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của thế giới. Người sáng lập, đặt nền móng vàchỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục, tưtưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng cụ thể và thiết thực, có tính chiến lược vàchiều sâu nhân bản, ngày càng ngời sáng qua thực tiễn. Hiện trong bối cảnh đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục nước nhà, nhiều vấn đề, nhiều khó khăn và thách thức, nhiều chủtrương, chính sách, biện pháp được đặt ra, trong đó có chủ trương xã hội học tập, học tậpthường xuyên, suốt đời. Nghiên cứu hệ thống tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh vềgiáo dục mới thấy rằng vấn đề này Bác đã đề cập, nhấn mạnh từ trước đó, ngay nhữngngày đầu xây dựng nền móng giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.2. NỘI DUNG2.1. Quan điểm về xã hội học tập 2.1.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người rất uyên thâm vềNho học, am hiểu sâu sắc những trào lưu triết học duy vật và duy tâm phương Tây, thôngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 83tuệ trong vận dụng triết học Mác - Lênin vào đường lối cách mạng Việt Nam, đã có nhiềubài phát biểu, bài viết về học tập và xã hội học tập (XHHT). Người không chỉ chủ trươngphải học tập suốt đời mà còn mong muốn tất cả mọi người đều được học, thực hiện bìnhđẳng trong giáo dục. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làmsao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [1, tr.161]. Người đã kêu gọi mọi người, đặc biệtlà cán bộ, quân nhân phải ra sức học tập: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộmãi. Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm” (Thư gửi Quân nhân học báo, tháng4/1949), để dân tộc Việt Nam thực sự trở thành “một dân tộc thông thái” sánh vai với cáccường quốc năm châu trên thế giới. Trong các bài nói, viết về việc xóa bỏ giặc đói, giặc dốt, đẩy mạnh phong trào “Bìnhdân học vụ”, khuyến khích thanh niên học sinh và mọi tầng lớp nhân dân tích cực học tập,bổ sung kiến thức, mở mang trí tuệ để xây dựng đất nước, sánh tầm với các quốc gia pháttriển trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa một lần đề cập đến cụm từ XHHT, nhưng tưtưởng, quan điểm của Người về vấn đề này rất rõ ràng và nó có ý nghĩa như là tư tưởngchủ đạo, xuyên suốt hệ thống giáo dục của nước Việt Nam độc lập trước đây và hiện nay. 2.1.2. Quan điểm của các học giả trong và ngoài nước Năm 1996, Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI do Jacques Delors làm chủ tịch đãgửi UNESCO bản báo cáo nổi tiếng: “Học tập - một kho báu tiềm ẩn”. Trong đó, ôngkhẳng định xã hội học tập (XHHT) sẽ vượt xa sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục banđầu với giáo dục liên tục, rằng nền giáo dục tiếp tục suốt đời phải được ủng hộ rộng rãi vớinhững ưu thế về tinh thần mềm dẻo, đa dạng và khả thi trong thời gian và không giankhác nhau. Theo các quan điểm của UNESCO, XHHT có 7 đặc trưng nổi bật sau: 1) Mọi ngườiđều được học, học thường xuyên, học suốt đời; 2) Toàn bộ môi trường xung quanh đều cóthể tạo ra cơ hội học tập và phát huy tài năng của mỗi người; 3) Con người được tiếp nhậntrình độ giáo dục cơ bản để học tập và tự hoàn thiện; 4) Nhà trường mang lại cho mọingười lòng mong muốn và sự hào hứng được học tập với năng lực “học cách học” và vớisự tò mò trí tuệ; 5) Mỗi cá nhân đều có thể lần lượt làm người dạy và làm người học; 6) Xãhội dựa trên thành tựu, cập nhật và ứng dụng tri thức; 7) Người học trở thành những nhànghiên cứu, còn người dạy dạy cho người học cách đánh giá và quản lý những thôn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xã hội học tập82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI HỌC TẬP Vũ Thị Hà Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Hồ Chí Minh cũng chính là nhà giáo dục vĩ đại đã đặt nền móng cho sự ra đời của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục chứa đựng những tư tưởng đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự sâu sắc, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Người, trong đó có tư tưởng về xây dựng một xã hội học tập ở Việt Nam. Đó là quan điểm “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, về một nền giáo dục bình đẳng, không mất tiền, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người, một xã hội mà “ai cũng được học hành”. Từ khóa: Hồ Chí Minh, quan điểm, xã hội học tập. Nhận bài ngày 11.1.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.3.2018 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Hà; Email: vtha@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam,đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của thế giới. Người sáng lập, đặt nền móng vàchỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục, tưtưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng cụ thể và thiết thực, có tính chiến lược vàchiều sâu nhân bản, ngày càng ngời sáng qua thực tiễn. Hiện trong bối cảnh đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục nước nhà, nhiều vấn đề, nhiều khó khăn và thách thức, nhiều chủtrương, chính sách, biện pháp được đặt ra, trong đó có chủ trương xã hội học tập, học tậpthường xuyên, suốt đời. Nghiên cứu hệ thống tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh vềgiáo dục mới thấy rằng vấn đề này Bác đã đề cập, nhấn mạnh từ trước đó, ngay nhữngngày đầu xây dựng nền móng giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.2. NỘI DUNG2.1. Quan điểm về xã hội học tập 2.1.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người rất uyên thâm vềNho học, am hiểu sâu sắc những trào lưu triết học duy vật và duy tâm phương Tây, thôngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 83tuệ trong vận dụng triết học Mác - Lênin vào đường lối cách mạng Việt Nam, đã có nhiềubài phát biểu, bài viết về học tập và xã hội học tập (XHHT). Người không chỉ chủ trươngphải học tập suốt đời mà còn mong muốn tất cả mọi người đều được học, thực hiện bìnhđẳng trong giáo dục. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làmsao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [1, tr.161]. Người đã kêu gọi mọi người, đặc biệtlà cán bộ, quân nhân phải ra sức học tập: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộmãi. Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm” (Thư gửi Quân nhân học báo, tháng4/1949), để dân tộc Việt Nam thực sự trở thành “một dân tộc thông thái” sánh vai với cáccường quốc năm châu trên thế giới. Trong các bài nói, viết về việc xóa bỏ giặc đói, giặc dốt, đẩy mạnh phong trào “Bìnhdân học vụ”, khuyến khích thanh niên học sinh và mọi tầng lớp nhân dân tích cực học tập,bổ sung kiến thức, mở mang trí tuệ để xây dựng đất nước, sánh tầm với các quốc gia pháttriển trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa một lần đề cập đến cụm từ XHHT, nhưng tưtưởng, quan điểm của Người về vấn đề này rất rõ ràng và nó có ý nghĩa như là tư tưởngchủ đạo, xuyên suốt hệ thống giáo dục của nước Việt Nam độc lập trước đây và hiện nay. 2.1.2. Quan điểm của các học giả trong và ngoài nước Năm 1996, Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI do Jacques Delors làm chủ tịch đãgửi UNESCO bản báo cáo nổi tiếng: “Học tập - một kho báu tiềm ẩn”. Trong đó, ôngkhẳng định xã hội học tập (XHHT) sẽ vượt xa sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục banđầu với giáo dục liên tục, rằng nền giáo dục tiếp tục suốt đời phải được ủng hộ rộng rãi vớinhững ưu thế về tinh thần mềm dẻo, đa dạng và khả thi trong thời gian và không giankhác nhau. Theo các quan điểm của UNESCO, XHHT có 7 đặc trưng nổi bật sau: 1) Mọi ngườiđều được học, học thường xuyên, học suốt đời; 2) Toàn bộ môi trường xung quanh đều cóthể tạo ra cơ hội học tập và phát huy tài năng của mỗi người; 3) Con người được tiếp nhậntrình độ giáo dục cơ bản để học tập và tự hoàn thiện; 4) Nhà trường mang lại cho mọingười lòng mong muốn và sự hào hứng được học tập với năng lực “học cách học” và vớisự tò mò trí tuệ; 5) Mỗi cá nhân đều có thể lần lượt làm người dạy và làm người học; 6) Xãhội dựa trên thành tựu, cập nhật và ứng dụng tri thức; 7) Người học trở thành những nhànghiên cứu, còn người dạy dạy cho người học cách đánh giá và quản lý những thôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Hồ Chí Minh Xã hội học tập Giáo dục cách mạng Việt Nam Quan điểm về xã hội học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 264 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 202 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 184 0 0 -
19 trang 164 0 0