Danh mục

Quan điểm của V.I.Lênin về quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.63 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan điểm của V.I.Lênin về quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới" làm rõ tư duy, quan niệm của V.I.Lênin về khả năng phát triển rút ngắn, về con đường, phương thức “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của V.I.Lênin về quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam thời kỳ đổi mớiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ QUÁ ĐỘ GIÁN TIẾP LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Phạm Trần Quỳnh Mai Học viện Chính trị khu vực II Tác giả liên hệ: Phạm Trần Quỳnh Mai, email: quynhmai123711@gmail.com Tóm tắt: Sự phát triển của xã hội loài người là sự chuyển tiếp của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao theo quá trình lịch sử - tự nhiên. Tính phổ biến của lịch sử không loại trừ tính đặc thù của nó, do những điều kiện lịch sử cụ thể, mỗi quốc gia - dân tộc có thể bỏ qua, rút ngắn sự phát triển của một hoặc một số các hình thái kinh tế - xã hội. Bài viết làm rõ tư duy, quan niệm của V.I.Lênin về khả năng phát triển rút ngắn, về con đường, phương thức “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay. Từ khóa: V.I.Lênin; chủ nghĩa xã hội; quá độ gián tiếp; Đảng Cộng sản Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quan điểm duy vật về lịch sử, “Sự phát triển của những hình thái kinhtế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2002b, 21).Cho đến ngày nay, lịch sử nhân loại đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế - xãhội: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộngsản chủ nghĩa. Bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên một hình thái kinhtế - xã hội cao hơn bao giờ cũng trải qua thời kỳ quá độ. Và, “... giữa xã hội tư bảnchủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hộinọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhànước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng củagiai cấp vô sản” ( C.Mác và Ph.Ăngghen, 2002a, 47). Ở những nước tư bản chủ nghĩaphát triển - nơi đã có đại công nghiệp và giai cấp vô sản phát triển ở trình độ caothì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ quá độ chính trị do giai cấp vô sảnlàm chủ thể. Để thực hiện được bước quá độ này tất yếu phải tiến hành cuộc cáchmạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản. Đây thực chất là sự quá độ trực tiếp 324KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”từ những nước tư bản đã phát triển hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế - xãhội của nó. Đến năm 1881, khi theo dõi tình hình nước Nga, C.Mác cho rằng sự tồn tại đồngthời của nền kinh tế phương Tây đang thống trị trên thị trường thế giới, cho phépnước Nga có thể áp dụng những thành tựu mà chế độ tư bản đã đạt được mà khôngphải trải qua chủ nghĩa tư bản. Cùng với đó, trong tác phẩm Về vấn đề xã hội ở Nga,Ph.Ăngghen đã đề cập đến một điều kiện tiên quyết cho khả năng tiến lên chủ nghĩaxã hội của các nước lạc hậu như nước Nga lúc bấy giờ. Điều kiện đó chính là sự thắnglợi của giai cấp vô sản ở các nước phương Tây. Cũng chính là một thuận lợi có thểtránh được những đau khổ mà các nước phương Tây đã trải qua. Con đường sắp tớicủa cách mạng Nga theo dự báo của các ông là nằm trong khả năng ấy. Qua nghiên cứu di sản của C.Mác và Ph.Ăngghen cũng như khảo cứu thựctiễn nước Nga sau Cách mạng tháng Mười, một nước tiền tư bản nhưng vẫn còntồn tại kết cấu công xã nông thôn với sở hữu công cộng về ruộng đất, V.I.Lênin nhậnra không chỉ những nước tư bản phát triển cao mới có khả năng tiến lên chủ nghĩaxã hội. Trong Báo cáo tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, ông nhấn mạnh rằng: “đối vớicác dân tộc lạc hậu hiện nay đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đãcó một bước tiến bộ, mà khẳng định rằng nền kinh tế quốc dân của những dân tộcđó nhất định trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chúng ta có cho nhưvậy là đúng hay không? Chúng tôi cho rằng không đúng… mà Quốc tế cộng sảncòn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là: với sự giúpđỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô- viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản,không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” (Lênin, 2005a, 295). Thực chất, V.I.Lênin muốn đề cập đến vấn đề quá độ gián tiếp lên chủ nghĩacộng sản. Tất cả vấn đề là ở bước quá độ, “phải hiểu những đường lối, thể thức, thủđoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển những quan hệ tiền tư bản chủnghĩa lên chủ nghĩa xã hội” (Lênin, 2005c, 275) đối với các nước lạc hậu, tiểu nôngcó thể tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Trong Đại hội X Đảng Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã khẳng định lại: “hoàn toà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: