Danh mục

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.89 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm trong suốt quá trình dạy học; Phương pháp giáo dục đại học lấy tự học, tự giáo dục làm cốt; Phương pháp giáo dục nêu gương, kiểu mẫu về mọi mặt; Phương pháp giáo dục gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, học tập đi đôi với lao động sản xuất
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Nguyễn Văn Quang *1. Đặt vấn đề Với những cống hiến to lớn về giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đượcxem là kiến trúc sư vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Những tư tưởng của Người vềgiáo dục và đào tạo đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công cuộc kiếnthiết và xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới trong kỷ nguyên độc lập tự do. Trong đó,quan điểm về phương pháp giáo dục chứa đựng những giá trị to lớn mãi đến nay vẫncòn nguyên giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tuy nhiên, để sự nghiệp “trồng người” thànhcông cần huy động tối đa nhiều nhân tố, trong đó chắc chắn phải có phương pháp giáodục đúng đắn. Phương pháp giáo dục là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởngHồ Chí Minh về giáo dục. Nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là nội dung đượcNgười đặc biệt quan tâm, vì phương pháp giáo dục mới sẽ tạo ra sự khác biệt về chất sovới nền giáo dục phong kiến tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế và nền giáo dục nôdịch thời Pháp thuộc.2. Nội dung Trong các bài nói, bài viết về chủ đề giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minhcho rằng nghề sư phạm là một nghề cao quý, hy sinh thầm lặng nhưng rất vẻ vang.Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người thầy có nhiệm vụ rất nặng nề vàvẻ vang, đó là đào tạo cán bộ cho nước nhà, những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tưtưởng, văn hoá; truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giátrị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại; bồi dưỡng cho họ những phẩm chất caoquý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội... Do đó, Người đặtra yêu cầu cấp thiết cho người giáo viên phải có đức, có tài và có phương pháp sư phạm.Nghiên cứu các công trình, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thểthấy một số phương pháp giáo dục tiêu biểu sau:* TS, Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Huế. 67Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”2.1. Phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm trong suốt quá trình dạy học Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định người học là trung tâm của quá trình giáo dục.Giáo dục phải dựa trên năng lực, điều kiện và trình độ của người học. Người viết: “bấtkỳ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp với trình độ văn hóa, thói quensinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiếtthực của quần chúng” 1. Do đó, để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giáo dục phải căn cứ F 1 P Pvào đối tượng người học mà truyền đạt nội dung và bổ sung phương pháp giáo dục chophù hợp. Chẳng hạn đối với “đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành”2. F 2 P PKhông những chú ý đến đối tượng và điều kiện cụ thể của người học, Hồ Chí Minh chorằng việc dạy học phải chú ý đến tâm lý người học. Trong giáo dục thanh niên, Hồ ChíMinh đã yêu cầu: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt của thanh niên…trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có thứ vui chơi văn hóa” 3. Bên cạnh đó, giáo dụcF 3 P Pcòn phải tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh của cả người dạy lẫn người học để định phươngpháp dạy học phù hợp, “phải tùy hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâudài, mới có kết quả” 4. F 4 P P Như vậy, để đạt hiệu quả trong giáo dục, đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ đốitượng, điều kiện hoàn cảnh của người học, phải có tầm nhìn sâu sắc, nhạy bén, cóphương pháp linh hoạt, mềm dẻo phù hợp. Có như vậy mới phát huy hết khả năng củangười thầy và khơi dậy được toàn bộ tiềm năng trí tuệ của người học. Với quan điểm trên, chúng ta ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: