Quan điểm phát triển bền vững của Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội từ năm 1986 đến nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm phát triển bền vững của Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội từ năm 1986 đến nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Ngô Văn Hưởng Tóm tắt: Bài viết khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Vệt Nam về phát triển bền vững quacác kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay. Bài viết chỉ ra những điểm mới, bổ sung của Đảng trong chủtrương phát triển bền vững giữa các kỳ Đại hội. Đồng thời làm rõ thực chất, mục tiêu và động lựctrong chủ trương phát triển bền vững của Đảng là hướng vào ổn định chính trị - xã hội vì mục tiêudân sinh và bảo vệ, cải thiện môi trường. Từ đó đề ra những kiến nghị để thực hiện được chủ trươngphát triển bền vững mà Đảng đã đề ra. Từ khóa: Quan điểm phát triển bền vững; Mục tiêu phát triển bền vững. 1. MỞ ĐẦU Phát triển bền vững được đề cập đến vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Cho đến nay nótrở thành chủ trương và mục tiêu của hầu hết các quốc gia trên bước đường xây dựng của mình. ĐảngCộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng và phát triển đất nước theo hướng phát triển bền vững vàtừng bước bổ sung hoàn thiện chủ trương ấy trong quá trình thực hiện. Với mục đích làm rõ chủ trươngphát triển đất nước theo hướng bền vững, trong bài viết này chúng tôi đi vào tìm hiểu sự bổ sung pháttriển trong quan niệm của Đảng về phát triển bền vững cũng như thực chất của chủ trương phát triểnbền vững mà Đảng đề ra từ sau đổi mới đến nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm phát triển bền vững và các phương diện biểu hiện của phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1980 trong bản Chiến lượcbảo tồn thế giới do Liên Minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) với mục tiêu của phát triểnbền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” Tiếp đó, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, do Ủy ban Thế giới về Môi trường vàPhát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc đưa ravào năm 1987, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu củahiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Có thể nói trong quan niệm về phát triển bền vững của IUCN và WCED là chưa đầy đủ, ở đómới chỉ chú trọng đến việc nhấn mạnh đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vàđảm bảo các nguồn tài nguyên sinh vật. Mặc dù có đề cập đến việc đạt được lợi ích kinh tế đáp ứngnhu cầu hiện tại để không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai nhưng khía cạnhvề công bằng và tiến bộ xã hội chưa được đề cập đến. TS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.24Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Quan niệm về phát triển bền vững tiếp tục được khẳng định trong Hội nghị Thượng đỉnh về tráiđất về môi trường và phát triển (tổ chức ở Rio de Janeiro Brazil năm 1992) rằng phát triển bền vữnglà “một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đápứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Tuy nhiên, phải đến năm 2002 tại Hội nghị thượng đỉnh thếgiới về Phát triển bền vững (tổ chức tại Johannesburg Nam Phi) nội hàm của khái niệm này mới đượcbổ sung đầy đủ.Theo đó, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hòagiữa ba phương diện của quá trình phát triển: phát triển kinh tế; phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.Cho đến nay khái niệm phát triển bền vững với nội hàm như trên vẫn được thừa nhận thống nhất ởcác quốc gia và trên bình diện thế giới. Ở mỗi quốc gia, do đặc thù riêng của mình ở từng giai đoạn cụ thể có thể chú trọng đến từngyếu tố trong phát triển bền vững. Về mặt thực tiễn có thể cụ thể hóa nội hàm của khái niệm phát triểnbền vững như sau: - Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển với khả năng tăng trưởng nhanh về kinh tế nhưngphải đảm bảo an toàn và chất lượng, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Phát triển bền vữngvề mặt kinh tế được đánh giá dựa vào các tiêu chí như tăng trưởng GDP; GDP bình quân đầu người;Cơ cấu GDP trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phát triển bền vững về kinh tế cũng cần phải đặt trong mối quan hệ với hai phương diện còn lại.Cụ thể đối với phương diện môi trường: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giảm dần mức tiêu phínăng lượng và các nguồn tài nguyên khác; sản xuất và tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học vàmôi trường; phát triển kinh tế bằng công nghệ sạch gắn liền với việc tái chế, tái sử dụng, giảm thải,tái tạo năng lượng đã sử dụng. Đối với phương di ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững Đảng cộng sản Việt Nam Mục tiêu phát triển bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
75 trang 363 0 0
-
342 trang 350 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 325 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 320 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
11 trang 231 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 212 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần SSại hội XIII của Đảng
4 trang 196 0 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
160 trang 175 0 0 -
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - 130 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
38 trang 165 0 0 -
Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
10 trang 146 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 145 0 0 -
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 2
101 trang 144 0 0 -
Công tác bảo vệ nền tư tưởng của Đảng trong tình hình mới: Phần 2
210 trang 144 0 0 -
25 trang 141 1 0
-
4 trang 137 0 0