Danh mục

Quan hệ an ninh phi truyền thống ASEAN - Nhật Bản sau chiến tranh lạnh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan hệ an ninh phi truyền thống ASEAN – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh" tập trung làm rõ quan hệ của ASEAN và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh nhằm đối phó với vấn đề an ninh phi truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ an ninh phi truyền thống ASEAN - Nhật Bản sau chiến tranh lạnh QUAN HỆ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ASEAN – NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH Vương Quốc Khanh1 1. Khoa Khoa học Quản lý , Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trước những thách thức an ninh phi truyền thống đang có chiều hướng gia tăng tại khuvực, cả ASEAN và Nhật Bản đều phải đối diện với một thực tế khắc nghiệt, trong đó nổi cộmnhư chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, sự khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai,động đất…Đây là các vấn đề lớn, phức tạp bởi sự biến thái khó lường, hoạt động có tính xuyênquốc gia và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, mang tầm mức khu vực và quốc tế. Sự nguyhại của những vấn đề trên có khả năng tác động gây xáo trộn nền chính trị - kinh tế, đe dọanghiêm trọng đến mọi quốc gia và khu vực. Bài viết tập trung làm rõ quan hệ của ASEAN vàNhật Bản sau Chiến tranh lạnh nhằm đối phó với vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ khoá: An ninh phi truyền thống; ASEAN; Nhật Bản; Quan hệ1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau Chiến tranh lạnh, ASEAN đã thể hiện những bước đi khá tự tin trên con đường liên kếtkhu vực và cũng phần nào chứng tỏ vị thế mới trong các diễn đàn quốc tế. Tuy nhiên, tổ chức nàyphải đối diện với nhiều thách thức vốn đã từng tồn tại hoặc mới xuất hiện như li khai, nghèo đói,cướp biển, buôn lậu và sự hình thành mạng lưới khủng bố có quan hệ với Al-Qaeda…Sự biếnhóa phức tạp của những vấn đề trên đã tác động dữ dội đến tình hình an ninh và phát triển củakhu vực lẫn mỗi quốc gia thành viên của Hiệp hội. Thực trạng đó đã thôi thúc ASEAN cũng nhưcác quốc gia thành viên phải có những hành động mới nhằm tăng cường khả năng đề kháng, trongđó vấn đề then chốt là đẩy mạnh hợp tác nội khối và với các đối tác bên ngoài. Với thực lực hùngmạnh như Nhật Bản đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên của ASEAN trong việc tăng cường quan hệđể hóa giải những thách thức trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, một mặt, bản thân Nhật Bản cũng chia sẻ cùng ASEAN bởi những tháchthức nói trên. Hơn nữa, ASEAN là đối tác quan trọng, lại nắm giữ con đường thương mại biểnhuyết mạch của Nhật Bản với bên ngoài và ngược lại. Trong bối cảng thế giới ngày càng tùythuộc chặt chẽ vào nhau, thì sự bất ổn của khu vực này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tìnhhình an ninh của Nhật Bản. Mặt khác, với chính sách đối ngoại hòa bình, Nhật Bản mong muốnđóng một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Đông Nam Á được xác định là khu vực lítưởng để Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược đó. Với những lí do như vậy, Nhật Bản đã khônkhéo lựa chọn chính sách an ninh thiên về lĩnh vực phi truyền thống để tiếp cận ASEAN. Chiếnlược đó được giới chính trị Nhật Bản quan tâm và thúc đẩy. Chẳng hạn, tại Hội nghị cấp caoASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998), Thủ tướng Obuchi nhấn mạnh hợp tác khu vực về các 532vấn đề quản lý liên quan đến an ninh con người như suy thoái môi trường, ma túy và tội phạmcó tổ chức quốc tế trong thời gian trung và dài hạn. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi đã đề cậpđến từng lĩnh vực cụ thể, đang là thách thức khu vực như vấn đề Mindanao, Aceh và cho biếtNhật Bản sẵn sàng hợp tác trong xóa đói giảm nghèo cũng như ngăn ngừa xung đột, đồng thờinhấn mạnh “sự cần thiết phải tăng cường hợp tác lẫn nhau trong việc đối phó với các vấn đềxuyên quốc gia như khủng bố, cướp biển và buôn người” (Trần Anh Phương, 2004). Sự tương đồng và chia sẻ những nhận thức chung nói trên là những nhân tố thúc đẩy quanhệ giữa ASEAN với Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống sau Chiến tranh lạnh.2. NỘI DUNG An ninh phi truyền thống là thuật ngữ mới, có nội hàm sâu rộng. Quan hệ an ninh phitruyền thống ASEAN - Nhật Bản tập trung vào những khía cạnh sau: 2.1. Về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia Khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia nổi lên ngày càng gay gắt, nhất là sau sự kiện 11tháng 9 năm 2001 đã thúc đẩy sự gia tăng quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vựcnày. Hoạt động khủng bố hiện diện khắp châu Á, trong đó đặc biệt nghiêm trọng tại Đông NamÁ. Vì vậy, tại các Hội nghị cấp cao của ASEAN, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia đượcxem là vấn đề lớn trong chương trình nghị sự và nhấn mạnh đến sự hợp tác trong và ngoài khuvực. Thật thế, tại Hội nghị cấp cao không chính thức đầu tiên ngày 30 tháng 11 năm 1996(Jakarta), lãnh đạo ASEAN kêu gọi các cơ quan liên quan của Hiệp hội nghiên cứu khả nănghợp tác về tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có việc dẫn độ tội phạm. Đáp lại yêu cầu đó, trongchuyến thăm ASEAN năm 1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề nghị cả hai phía cần nỗlực hơn để giải quyết các vấn đề như môi trường, nạn khủng bố, y tế và phúc lợi xã hội, phòngchóng ma túy... Ngày 28 tháng 7 năm 2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yohei Kono khẳngđịnh, Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác vì sự phát triển c ...

Tài liệu được xem nhiều: