Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi ký Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) 2007-2019
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 505.10 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khuôn khổ bài viết này, sẽ nghiên cứu vai trò của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo phân tích của Tổng cục Hải quan, từ các tổ chức kinh tế trong bài viết sẽ tổng hợp và phân tích các nội dung liên quan đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi ký Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) 2007-2019 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUAN HỆ KINH TẾ HOA KỲ - VIỆT NAM SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ (TIFA) 2007-2019 Nguyễn Thị Thùy Dung, Dan Vataman Đại học Ovidius- Constanta- Romania Tóm tắt: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ nghiên cứu vai trò của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo phân tích của Tổng cục Hải quan, từ các tổ chức kinh tế trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích các nội dung liên quan đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thông qua đó chúng tôi sẽ đánh giá sự tác động của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động thương mại của Việt Nam từ sau khi Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) được ký (2007-2019). Từ khóa: Quốc gia Việt Nam, Vai trò của Hoa Kỳ, Hợp tác thương mại, Thương mại song phương, Xu thế hội nhập. Nhận bài ngày 5.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung; Email: ntthuydung108@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Đặc biệt sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995), mối quan hệ về kinh tế của hai quốc gia đã có những biến chuyển quan trọng. Trong đó, Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) được đánh là một trong những dấu ấn quan trọng đánh dấu bước phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ được thể hiện thông qua hoạt động thương mại và đầu tư. Trong bối cảnh hiện tại, Hoa Kỳ không những là đối tác quan trọng đối với Việt Nam, mà việc Hoa Kỳ cố gắng khẳng định sự hiện diện của mình tại Châu Á cũng được xem là một yếu tố có lợi cho Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến họat động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 53 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan tình hình hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Sau một thời gian cố gắng từ hai phía, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên bình thường hóa tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương từ năm 1995 đánh dấu hành trình hợp tác song phương trên mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, từ chỗ kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 450 triệu USD, đến nay đã đạt trên 60 tỷ USD1. Đánh dấu cho sự phát triển này phải kể đến vai trò của hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) (ngày 21/6/2007). Năm 2000, hiệp định hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa kỳ đã được kí kết tại Washington. Trong bản hiệp định ghi rõ cả hai bên mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau2. Đồng thời giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thoả thuận về các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng, cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước; và tin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các bên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của các bên”3. Với quy định được soạn thảo rất cụ thể dành cho tất cả các lĩnh vực thương mại, tạo cơ sở pháp lý cho tăng cường quan hệ hợp tác thương mại. Tiếp đó, năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ: Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 22/6/2007 trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, được xem là một trong những biểu hiện về sự hợp tác thành công trong 10 năm qua giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thực hiện Hiệp định Thương mại giữa hai nước trong thời gian 2001 - 2007. Thông qua Hội đồng (TIFA), Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, nhất là ở cấp cán bộ điều hành để thường xuyên phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp của hai nước, đồng thời cảnh báo những tranh chấp để có biện pháp phòng tránh, nhằm thực hiện hiệu quả Hiệp định (TIFA). Trong cuộc hội đàm giữa thủ tướng nước Việt Nam và tổng thống Mỹ, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng4. Đây có thể xem là một hiệp định quan trọng đối với vấn đề hợp tác thương mại quốc tế của Việt Nam. Một công trình của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đánh giá như sau: “Việc ký kết Hiệp định thương mại 1 Tổng cục Hải Quan, 2019. 2 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ. 3 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ. 4 Tuyên bố chung giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi ký Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) 2007-2019 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUAN HỆ KINH TẾ HOA KỲ - VIỆT NAM SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ (TIFA) 2007-2019 Nguyễn Thị Thùy Dung, Dan Vataman Đại học Ovidius- Constanta- Romania Tóm tắt: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước. Bên cạnh đó đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ nghiên cứu vai trò của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo phân tích của Tổng cục Hải quan, từ các tổ chức kinh tế trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích các nội dung liên quan đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thông qua đó chúng tôi sẽ đánh giá sự tác động của đối tác Hoa Kỳ đối với hoạt động thương mại của Việt Nam từ sau khi Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) được ký (2007-2019). Từ khóa: Quốc gia Việt Nam, Vai trò của Hoa Kỳ, Hợp tác thương mại, Thương mại song phương, Xu thế hội nhập. Nhận bài ngày 5.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung; Email: ntthuydung108@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nội dung được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế. Đặc biệt sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995), mối quan hệ về kinh tế của hai quốc gia đã có những biến chuyển quan trọng. Trong đó, Hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) được đánh là một trong những dấu ấn quan trọng đánh dấu bước phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ. Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ được thể hiện thông qua hoạt động thương mại và đầu tư. Trong bối cảnh hiện tại, Hoa Kỳ không những là đối tác quan trọng đối với Việt Nam, mà việc Hoa Kỳ cố gắng khẳng định sự hiện diện của mình tại Châu Á cũng được xem là một yếu tố có lợi cho Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến họat động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 53 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan tình hình hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Sau một thời gian cố gắng từ hai phía, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trở nên bình thường hóa tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương từ năm 1995 đánh dấu hành trình hợp tác song phương trên mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, từ chỗ kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 450 triệu USD, đến nay đã đạt trên 60 tỷ USD1. Đánh dấu cho sự phát triển này phải kể đến vai trò của hiệp định khung về Thương mại đầu tư (TIFA) (ngày 21/6/2007). Năm 2000, hiệp định hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa kỳ đã được kí kết tại Washington. Trong bản hiệp định ghi rõ cả hai bên mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau2. Đồng thời giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thoả thuận về các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là những nhân tố quan trọng, cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước; và tin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các bên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của các bên”3. Với quy định được soạn thảo rất cụ thể dành cho tất cả các lĩnh vực thương mại, tạo cơ sở pháp lý cho tăng cường quan hệ hợp tác thương mại. Tiếp đó, năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ: Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 22/6/2007 trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, được xem là một trong những biểu hiện về sự hợp tác thành công trong 10 năm qua giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thực hiện Hiệp định Thương mại giữa hai nước trong thời gian 2001 - 2007. Thông qua Hội đồng (TIFA), Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, nhất là ở cấp cán bộ điều hành để thường xuyên phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp của hai nước, đồng thời cảnh báo những tranh chấp để có biện pháp phòng tránh, nhằm thực hiện hiệu quả Hiệp định (TIFA). Trong cuộc hội đàm giữa thủ tướng nước Việt Nam và tổng thống Mỹ, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên tinh thần xây dựng4. Đây có thể xem là một hiệp định quan trọng đối với vấn đề hợp tác thương mại quốc tế của Việt Nam. Một công trình của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đánh giá như sau: “Việc ký kết Hiệp định thương mại 1 Tổng cục Hải Quan, 2019. 2 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ. 3 Hiệp định: Giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, kí ngày 13/07/2000 tại Washington, Hoa Kỳ. 4 Tuyên bố chung giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc gia Việt Nam Vai trò của Hoa Kỳ Hợp tác thương mại Thương mại song phương Xu thế hội nhậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mô hình và cấu trúc thương mại của Việt Nam với liên minh châu Âu
17 trang 42 0 0 -
8 trang 36 0 0
-
Sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam
5 trang 32 0 0 -
Bài thuyết trình Thương mại điện tử B2B: Quản lý chuỗi cung ứng và hợp tác thương mại
49 trang 26 0 0 -
Báo cáo thực tế Công ty xi măng Sông Gianh
16 trang 25 0 0 -
28 trang 25 0 0
-
8 trang 24 0 0
-
Luận văn: Phân tích hợp tác thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu
45 trang 22 0 0 -
11 trang 21 0 0
-
41 trang 21 0 0