Danh mục

Nghiên cứu tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 766.79 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cho chính phủ Việt Nam nhằm tận dụng cam kết trong VKFTA để đưa quan hệ thương mại song phương phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 3. Kang (2016), Phân tích so sánh thương mại gốm sứ của Hàn Quốc và tác động chính sách, KIET Industrial Economic Review, Vol. 21, No.6, pp.42-54. 4. Park và cộng sự (2008), Triển vọng thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc: Phân tích định tính và định ượng, ADB Economics Working Paper Series, Vol. 29, No. 1, pp29-45. 5. Sharma (1999), Mô hình và yếu tố xác định thương mại nội ngành trong ngành sản xuất ở Australia, The Australia Economic Review, Vol 33, No. 1, pp245-255. 6. Sujova và cộng sự (2015), Đánh giá sự cạnh tranh trong ngành chế biến gỗ, Drvna Industrija, Vol. 66, No. 4, pp281-288. 7. Zhuang và cộng sự (2007), Tác động của Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn Quốc đối với ĩnh vực nông nghiệp và các khu vực khác trong nền kinh tế, Journal of Korean Economy, Vol. 8, No. 1, pp121-145. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA) ĐẾN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC TS. Dƣơng Hoàng Anh Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ ên thành Đối tác hợp tác chiến ược vào năm 2009. Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015 được xem như bước đi c thể để hiện thực hóa quan hệ đối tác hợp tác chiến ược trong thương mại và nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020. Sử d ng phương pháp thống kê mô tả và trên tiếp cận từ chỉ số thương mại, bài viết chỉ ra một số tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cho chính phủ Việt Nam nhằm tận d ng cam kết trong VKFTA để đưa quan hệ thương mại song phương phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa: VKFTA, Việt Nam, Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do (FTA), thương mại Đặt vấn đề Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 12 năm 1992. Năm 2001, Việt Nam và Hàn Quốc ra tuyên bố chung về thiết lập ―Quan hệ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI‖ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị nhằm xác định khuôn khổ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Tháng 10 năm 2009, hai nước nâng cấp quan hệ thành ―Đối tác hợp tác chiến lược vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới‖. Gần 30 năm đã qua, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Hàn Quốc hiện là đối tác lớn nhất của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước 820 ngoài, đứng thứ hai về viện trợ phát triển chính thức ODA và là đối tác lớn thứ ba trong thương mại. Trong thương mại, mặc dù đã có FTA với Hàn Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN song Việt Nam và Hàn Quốc vẫn xúc tiến đàm phán và đi đến ký kết một Hiệp định thương mại tự do song phương vào năm 2015. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được xem như bước tập dượt cho Việt Nam trong đàm phán, k kết và thực thi các FTA quan trọng sau này như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). VKFTA là hiệp định phù hợp với các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiệp định mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao khi bao trùm nhiều lĩnh vực (từ thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ đến một số vấn đề phi thương mại khác như phòng vệ thương mại, cạnh tranh, thuận lợi hóa hải quan…), bảo đảm cân bằng lợi ích đôi bên cũng như có sự cân nhắc phù hợp đến những lĩnh vực nhạy cảm mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai quốc gia. VKFTA đã có nhiều cải thiện ưu đãi hơn so với Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) về thương mại hàng hóa, đầu tư và dịch vụ. Chính bởi vây, dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất song so với các FTA thế hệ cũ (cả 8 FTA Việt Nam đã k trước thời điểm 2015), VKFTA vẫn được xem là một FTA gần với các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Với tiếp cận đó, việc nghiên cứu tác động của việc thực thi VKFTA đối với thương mại hàng hóa song phương Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn từ 2015 đến nay, đặc biệt là qua các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu thương mại có nghĩa quan trọng với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. 1. Cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng hóa trong VKFTA Hiệp định VKFTA gồm 17 Chương, 208 Điều, 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định. Nội dung Hiệp định bao trùm các cam kết trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ (gồm các Phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân), đầu tư, sở hữu trí tuệ, biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trong AKFTA nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế. Cụ thể: - Hàn Quốc tự do hóa 97,22% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 95,44% số dòng thuế; trong đó, có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, thủy sản đông lạnh và đóng hộp (cua, cá), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí… Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241-420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). - Việt Nam cắt giảm thuế quan với 92,72% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012), chiếm 89,15% số dòng thuế, chủ yếu với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: