Danh mục

Quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cũng tìm ra vùng ngưỡng tích cực cho tăng trưởng kinh tế lần lượt là: [39.5% - 62.3%] đối với tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, và [48.38% - 79.2%] đối với tỷ lệ nợ nước ngoài so với xuất khẩu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 67 QUAN HỆ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên Tóm tắt Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, các Chính Phủ cần phải có nguồn lực lớn về tài chính để thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế và chống dịch. Trong khi đó, dịch bệnh đã làm nguồn thu của đất nước bị suy giảm. Chính vì lý do này, nợ công mà đặc biệt là nợ nước ngoài đất nước gia tăng nhanh và có xu hướng vượt ngưỡng cho phép. Vậy hiện nay ngưỡng nợ nào là an toàn cho nền kinh tế của nước ta? đây là câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong bài viết này. Kết quả nghiên cứu tìm ra ngưỡng nợ nước ngoài/GDP và nợ nước ngoài/xuất khẩu tối ưu cho tăng trưởng kinh tế là 44.08 % và 79.2%, đồng thời khi nợ nước ngoài nằm trong vùng ngưỡng cho phép thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, nhưng sau khi nợ nước ngoài vượt qua vùng ngưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Bài viết cũng tìm ra vùng ngưỡng tích cực cho tăng trưởng kinh tế lần lượt là: [39.5% - 62.3%] đối với tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, và [48.38% - 79.2%] đối với tỷ lệ nợ nước ngoài so với xuất khẩu. Từ khóa: nợ nước ngoài, ngưỡng nợ, tăng trưởng kinh tế THE RELATIONSHIP BETWEEN FOREIGN DEBT AND ECONOMIC GROWTH: ANALYSIS FROM DEBT THRESHOLD Abstract The world is facing the effects of covid-19, the Government needs to have a large amount of finance to realize the goal of both economic development and anti-covid. Meanwhile, the Covid-19 disease has reduced revenue but has to increase spending. Therefore, public debt, including foreign debt, dramatically increased and trending is over the allowable threshold. So what debt threshold is safe for our country's economy? That's the reason for the article's paper. The results show that the optimal external debt threshold for economic growth is 44.08% for external debt/GDP and 79.2% for external debt/export. Besides, when the external debt is within the allowable threshold, Economic growth is still good, but when the foreign debt exceeds the threshold, it will negatively affect the economy. The paper reveal that the positive thresholds for economic growth are: [39.5% - 62.3%] for external debt/GDP, and [48.38% - 79.2%] for external debt/export. Keywords: external debt, debt threshold, economic growth 68 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Giới thiệu Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các quốc gia là làm sao để vừa phát triển kinh tế phải đi kèm với chống dịch hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu trên thì ưu tiên lựa chọn chính sách của các Chỉnh Phủ là mở rộng chính sách tài khóa. Chính sách này đòi hỏi Chính Phủ cần một nguồn lực lớn về tài chính, trong khi đó, dịch bệnh đã làm nguồn thu của đất nước bị suy giảm. Chính vì lý do này, tình trạng cán cân ngân sách rơi vào thâm hụt nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nợ công mà đặc biệt là nợ nước ngoài đất nước gia tăng nhanh và có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép. Theo Eaton (1993) cho rằng một quốc gia đi vay nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra mất cân bằng giữa các thế hệ, và có thể gây ra sự chuyển giao nguồn lực giữa hiện tại và tương lai. Đồng thời, khi nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế, nó có thể xảy ra ở các nước thu nhập thấp, mặc dù các nước này nhận được các khoản vay ưu đãi. Thế nhưng, việc vay nợ là cần phải có trong giai đoạn đầu của sự phát triển, khi mà tích lũy vốn trong nền kinh tế nhỏ, giúp làm gia tăng tổng tiết kiệm của quốc gia, phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Khi các khoản vay được sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất, và không bị bất ổn kinh tế vĩ mô đi cùng với chất lượng thể chế tốt…thì chính các khoản vay này sẽ tạo ra tăng trưởng và Chính Phủ có thể trả được nợ. Rõ ràng, việc quản lý nợ thông qua ngưỡng nợ mang tính trực quan và là công cụ quan trọng được sử dụng phổ biến của các Chính Phủ, tuy nhiên việc quản lý nợ cần phải xem xét thêm các yếu tố ngoài ngưỡng nợ như: cơ cấu nợ, khả năng trả nợ trong tương lai, mục đích việc sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo được niềm tin của thị trường, và có chiến lược quản lý nợ hợp lý. Nhưng, xét cho cùng thì quản lý nợ -trong đó có nợ nước ngoài- nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thì ngưỡng nợ nào là an toàn cho nền kinh tế của nước ta? trước bối cảnh Việt Nam cũng đang đối mặt với xu hướng nợ trong nước lẫn ngoài nước gia tăng nhanh chóng cả số tuyệt đối lẫn tương đối do dịch bệnh Cov ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: