Danh mục

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.56 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài trình bày một số vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế; những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra được những thành tựu như sự tăng trưởng của thương mại hai chiều, sự cải thiện của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007) Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007) Tống Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Minh Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế; những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam và Nhật Bản; các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra được những thành tựu như: sự tăng trưởng của thương mại hai chiều, sự cải thiện của cán cân mậu dịch, sự phát triển của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Nhật chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu còn nghèo nàn, chậm được cải thiện, chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa cao. Đề xuất một số giải pháp chính sách đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt - Nhật ở tầm vĩ mô và vi mô đối với Chính phủ và đối với doanh nghiệp Keywords: Hợp tác song phương; Quan hệ thương mại; Nhật Bản; Việt NamContent1. Tính cấp thiết của đề tàiNgược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ thương mạitừ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã có những thương gia Nhật Bản đến kinhdoanh ở Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều thăngtrầm nhưng vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Và kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thứcgiữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữahai nước có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mởcửa thị trường trong nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạođộng lực cho quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, từ đầu thậpkỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiềuthành tựu rất đáng khích lệ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu củaViệt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ ngoại thương giữa hai nước vẫncòn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắng chung của cả hai nước để khắc phục nhằm đápứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy thìquan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triểnđó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nướctrong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sangthị trường Nhật Bản? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, việc nghiên cứu một cách toàndiện và sâu sắc quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về lýluận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn chủ đề “Quan hệ thương mại Việt Nam - NhậtBản (Thời kỳ 1990 – 2007)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.2. Tình hình nghiên cứuCho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Tuynhiên, các tài liệu này chỉ tập trung về từng mặt hàng cụ thể như: nông sản, thuỷ sản, thủ côngmỹ nghệ, sản phẩm gỗ hoặc khái quát quan hệ kinh tế, thương mại.a. Thương mại một số mặt hàng- Nguyễn Thế Vinh, Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, Đại học Kinh tế Quốcdân, Hà nội 2006.- Phạm Thị Phương Nga, Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang Nhật Bản, Đại học Kinh tếQuốc dân, Hà nội 2006.- Nguyễn Thị Nhiễu (chủ nhiệm), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông, thuỷ sản vàhàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội 2004.- Nguyễn Thanh Đức, Nhật Bản - Thị trường mở cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam,Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5, tháng 10/2004.- Đoàn Tất Thắng, Xuất khẩu hoa tươi sang Nhật Bản - Một thị trường có nhiều triển vọng, Tạpchí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2, tháng 4/2006.- Trần Thu Cúc, Thực trạng thị trường nhập khẩu tôm của Nhật Bản và giải pháp đối với ViệtNam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 3, tháng 6/2003.- Dương Hồng Nhung - Trần Thu Cúc, Xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường NhậtBản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 1, tháng 2/2005.b. Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại- Trần Anh Phương, 25 năm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tiến trình phát triển vàvấn đề đặt ra, 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998, Nhà xuất bản Khoa học Xãhội, Hà nội 1999.- Trần Quang Minh, Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Thành tựu, vấn đề và giải pháp,Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5, tháng 10/2005.- Nguyễn Duy Dũng, Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chíNghiên cứu Nhật Bản, số 1, tháng 6/1995. Phùng Thị Vân Kiều: Quan hệ kinh tế Việt Nam -Nhật Bản những năm gần đây, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3, tháng 6/1999. Vũ Văn Hà,Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 1,tháng 2/2000.Do vậy, tác giả luận văn muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đầyđủ hơn về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007), tập trung vào một sốmặt hàng xuất và nhập khẩu chủ yếu. Từ đó, góp phần tạo nên cơ sở tham khảo cho việc hoạchđịnh chính sách thương mại của Việt Nam đối với Nhật Bản thời gian tới.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu là phân tích thực trạng, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ ...

Tài liệu được xem nhiều: