Danh mục

Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 69.05 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu người học, góp phần thực hiện công bằng giáo dục. Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo hình thức từ xa đã được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm cho thấy, kiểm tra đánh giá kết quả học viên từ xa là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo giáo viên. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 126-131 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Thị Ngọc Dung Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu người học, góp phần thực hiện công bằng giáo dục. Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo hình thức từ xa đã được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm cho thấy, kiểm tra đánh giá kết quả học viên từ xa là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo giáo viên. Vì vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá học phần đã được trung tâm đào tạo và bồi dường thường xuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề thi, coi thi và chấm thi. Tất cả các khâu trong kiểm tra đánh giá đều được thực hiện khách quan và công bằng. Hình thức kiểm tra đánh giá học viên hệ từ xa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng tới năng lực tự học và tự kiểm tra của người học. Hướng đổi mới này góp phần đáp ứng việc đổi mới giáo dục theo yêu cầu xây dựng xã hội học tập. Từ khóa: Đào tạo từ xa, kiểm tra đánh giá, kết quả học phần, Đại học Sư phạm Hà Nội.1. Mở đầu Kiểm tra, đánh giá là một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trongquá trình quản lí chuyên môn nói riêng và quản lí trường học nói chung. Kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của người học là một trong những công cụ điều chỉnh quá trình đàotạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Lí luận dạy học cũng như thực tiễn cho thấy:Kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo của học viên là một khâu quan trọng trong quátrình dạy học và được xem như là một phương pháp dạy học. Theo tác giả Nguyễn CảnhToàn: “Thi cử không chỉ là công cụ để đo mà còn là công cụ để điều khiển. Thi như thếnào thì học trò sẽ học như thế đấy. Đó là một quy luật” [3]. Nội dung dưới đây nói về côngtác quản lí kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa từ khâu ra đề thi, coi thi vàchấm thi tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Có thể xem những tổng kết này như nhữngkinh nghiệm về kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại Trường Đại học Sưphạm Hà Nội.Ngày nhận bài: 15/3/2014. Ngày nhận đăng: 19/5/2014.Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Ngọc Dung, e-mail: ndung110@yahoo.com.126 Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học...2. Nội dung nghiên cứu Quản lí chất lượng giáo dục về thực chất là định hướng và kiểm soát chất lượng.Nhà quản lí ở đây là hiệu trưởng phải đưa ra được các chiến lược hoạt động và các tiêuchuẩn, tiêu chí rõ ràng kiểm tra đánh giá kết quả học tập học viên. Đây là khâu quan trọngnhất trong quản lí chất lượng vì nó tạo ra khung chuẩn, các tiêu chí, tiêu chuẩn, cách thứcđể tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó, bộphận đào tạo có căn cứ để đề ra mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tậpcủa học viên.2.1. Mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá Giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược ngoài [2]. Qua đó, giáo viên có thểphát hiện thực trạng và kết quả học tập của học viên, làm cơ sở thực tế để giáo viên điềuchỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy cũng như hoạt động học tập của học viên, giúp họcviên tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học tập của mình. Tín hiệu ngược ngoài giúpcác cơ sở đào tạo công khai kết quả dạy và học của mình trước nhà nước, gia đình, xã hội. Kiểm tra, đánh giá giúp cho học viên có cơ hội để củng cố và phát triển trí tuệ, nănglực tư duy sáng tạo thông qua quá trình chuẩn bị kiểm tra, dự kiểm tra.[1] Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa giáo dục to lớn, giúp học viên hình thành động cơ,thái độ học tập nghiêm túc, khắc phục tính ỷ lại, chủ quan, nâng cao tinh thần trách nhiệmtrong học tập, bồi dưỡng ý chí vươn lên, ý thức kỉ luật tự giác. Hình thành cho học viênnhu cầu và thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá. Đối tượng học từ xa của trường ĐHSPHN là những giáo viên, cán bộ quản lí giáodục đang công tác tại các cơ sở giáo dục trong cả nước. Vì vậy hoạt động kiểm tra đánhgiá không chỉ chú trọng đến năng lực tiếp thu tri thức mà còn đề cao kĩ năng vận dụng trithức đã học trong thực tiễn. Hình thức kiểm tra phải một mặt tính đến việc coi học viênlà đối tượng, mặt khác chính họ phải là chủ thể. Có như thế mới góp phần củng cố, pháttriển trí tuệ và phát huy năng lực sáng tạo của người học. Với ý nghĩa đó, kiểm tra, đánh giá có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạnghoạt động học tập, củng cố và phát triển kiến thức cũng như giáo dục nhiều phẩm chấtcho học viên.2.2. Cách tiến hành Do việc mở rộng đầu vào (không thi tuyển) và đặc thù trong việc quản lí hình thứcđào tạo từ xa, việc đánh giá học viên để tiến tới cấp văn bằng chứng chỉ cần được tiếnhành nghiêm túc để tránh các tiêu cực, đảm bảo giá trị của văn bằng chứng chỉ và sự liênthông trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như uy tín của nhà trường đối với ngườihọc và xã hội. Vì vậy, Trung tâm Giáo dục Từ xa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhanhchóng xây dựng ngân hàng đề thi, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ kiểm tra đánh giátiên tiến đảm bảo tính khách quan, chính xác và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Công tác ra đề thi - Việc ra đề thi cần đảm bảo các yêu cầu sau: 127 Nguyễn Thị Ngọc Dung + Bám sát nội dung, chương trình và phù hợp mục tiêu đào tạo. + Phù hợp với trìnhđộ nhận thức của học viên. Đề thi phải có độ khó trung bình, có độ phân biệt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: