Quản lý công tác giáo vụ theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Huế
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 284.65 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Quản lý công tác giáo vụ theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Huế trình bày: Nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, công tác giáo vụ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vai trò của công tác giáo vụ càng đặc biệt quan trọng với phương thức đào tạo từ xa, khi cán bộ giáo vụ là người đại diện cho cơ sở đào tạo,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý công tác giáo vụ theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Huế QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ BÙI LÊ VÂN ANH - PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Với nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, công tác giáo vụ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vai trò của công tác giáo vụ càng đặc biệt quan trọng với phương thức đào tạo từ xa, khi cán bộ giáo vụ là người đại diện cho cơ sở đào tạo, là cầu nối giữa cơ sở đào tạo và người học. Chính vì vậy, nghiên cứu xác định biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo vụ là việc làm cần thiết. Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo vụ tại Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo vụ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [2, tr. 107]). Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước. Trên cơ sở đó, bên cạnh việc củng cố, phát triển hệ thống giáo dục chính quy, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh việc “tích cực triển khai hình thức giáo dục từ xa” [3, tr. 208] cũng như các hình thức đào tạo không chính quy khác. Giáo dục từ xa (GDTX) thuộc phương thức đào tạo không chính quy, là một trong những xu thế mới, tiên tiến của giáo dục thế giới. Đào tạo từ xa là cách thức thực hiện giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời đã được đưa vào Luật Giáo dục: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. [4, Mục 5, Điều 44] Giáo dục từ xa là hình thức giáo dục, trong đó có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức GDTX chủ yếu tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng internet dưới sự tổ chức của cơ sở đào tạo. [1, Điều 1] Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế (TT ĐTTX - ĐHH) được thành lập theo Quyết định số 359/GD&ĐT ngày 24/1/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm hiện đang là một trong những cơ sở đào tạo theo phương thức từ xa có số lượng sinh Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 122-131 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO… 123 viên lên đến 45.306 người (số liệu năm 2012), với địa bàn hoạt động trải dài từ Hà Nội đến Cà Mau. Tại TT ĐTTX – ĐHH, toàn bộ quá trình học tập của sinh viên đều được thực hiện thông qua sự tổ chức trực tiếp của mạng lưới cán bộ giáo vụ. Đây là đội ngũ cán bộ thay mặt Trung tâm tiếp xúc và làm việc với sinh viên, cán bộ giảng dạy và các cơ sở tiếp nhận (CSTN) chương trình đào tạo tại 38 tỉnh, thành trong cả nước. Công tác giáo vụ ở TT ĐTTX – ĐHH mang nét đặc thù của hình thức đào tạo từ xa: sinh viên tập trung về CSTN chương trình đào tạo từ xa để học; cán bộ giáo vụ đến các CSTN để tổ chức các lớp học và hầu hết các khâu liên quan đến việc học tập, thi cử, cũng như giải quyết các chế độ chính sách khác cho sinh viên. Có thể nói, cán bộ giáo vụ là cầu nối quan trọng giữa người học và Trung tâm. Là mảng hoạt động phục vụ cho quá trình đào tạo, công tác giáo vụ tại TT ĐTTX – ĐHH có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo theo phương thức từ xa. Vì vậy, việc quản lý công tác giáo vụ phải luôn được quan tâm để đạt hiệu quả như mong muốn, tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý công tác giáo vụ và vận hành bộ máy đào tạo tại Trung tâm, cũng như việc tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo tại một số CSTN vẫn còn bộc lộ một số bất cập, tác động không nhỏ đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy - học, chất lượng học liệu thì việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo vụ cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm ĐTTX - ĐHH. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo vụ tại Trung tâm ĐTTX – ĐHH là việc làm cần thiết nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo vụ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo vụ tại Trung tâm ĐTTX - ĐHH, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 3 nhóm đối tư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý công tác giáo vụ theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Huế QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ BÙI LÊ VÂN ANH - PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Với nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, công tác giáo vụ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vai trò của công tác giáo vụ càng đặc biệt quan trọng với phương thức đào tạo từ xa, khi cán bộ giáo vụ là người đại diện cho cơ sở đào tạo, là cầu nối giữa cơ sở đào tạo và người học. Chính vì vậy, nghiên cứu xác định biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo vụ là việc làm cần thiết. Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo vụ tại Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo vụ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [2, tr. 107]). Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước. Trên cơ sở đó, bên cạnh việc củng cố, phát triển hệ thống giáo dục chính quy, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh việc “tích cực triển khai hình thức giáo dục từ xa” [3, tr. 208] cũng như các hình thức đào tạo không chính quy khác. Giáo dục từ xa (GDTX) thuộc phương thức đào tạo không chính quy, là một trong những xu thế mới, tiên tiến của giáo dục thế giới. Đào tạo từ xa là cách thức thực hiện giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời đã được đưa vào Luật Giáo dục: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. [4, Mục 5, Điều 44] Giáo dục từ xa là hình thức giáo dục, trong đó có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức GDTX chủ yếu tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng internet dưới sự tổ chức của cơ sở đào tạo. [1, Điều 1] Trung tâm Đào tạo Từ xa - Đại học Huế (TT ĐTTX - ĐHH) được thành lập theo Quyết định số 359/GD&ĐT ngày 24/1/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm hiện đang là một trong những cơ sở đào tạo theo phương thức từ xa có số lượng sinh Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 122-131 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO… 123 viên lên đến 45.306 người (số liệu năm 2012), với địa bàn hoạt động trải dài từ Hà Nội đến Cà Mau. Tại TT ĐTTX – ĐHH, toàn bộ quá trình học tập của sinh viên đều được thực hiện thông qua sự tổ chức trực tiếp của mạng lưới cán bộ giáo vụ. Đây là đội ngũ cán bộ thay mặt Trung tâm tiếp xúc và làm việc với sinh viên, cán bộ giảng dạy và các cơ sở tiếp nhận (CSTN) chương trình đào tạo tại 38 tỉnh, thành trong cả nước. Công tác giáo vụ ở TT ĐTTX – ĐHH mang nét đặc thù của hình thức đào tạo từ xa: sinh viên tập trung về CSTN chương trình đào tạo từ xa để học; cán bộ giáo vụ đến các CSTN để tổ chức các lớp học và hầu hết các khâu liên quan đến việc học tập, thi cử, cũng như giải quyết các chế độ chính sách khác cho sinh viên. Có thể nói, cán bộ giáo vụ là cầu nối quan trọng giữa người học và Trung tâm. Là mảng hoạt động phục vụ cho quá trình đào tạo, công tác giáo vụ tại TT ĐTTX – ĐHH có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo theo phương thức từ xa. Vì vậy, việc quản lý công tác giáo vụ phải luôn được quan tâm để đạt hiệu quả như mong muốn, tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý công tác giáo vụ và vận hành bộ máy đào tạo tại Trung tâm, cũng như việc tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo tại một số CSTN vẫn còn bộc lộ một số bất cập, tác động không nhỏ đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy - học, chất lượng học liệu thì việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo vụ cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm ĐTTX - ĐHH. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo vụ tại Trung tâm ĐTTX – ĐHH là việc làm cần thiết nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo vụ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VỤ TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo vụ tại Trung tâm ĐTTX - ĐHH, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 3 nhóm đối tư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý công tác giáo vụ Công tác giáo vụ Nâng cao chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo Trung tâm đào tạo từ xaGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 128 0 0
-
Ứng dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo ngành Việt Nam học tại trường Đại học Sài Gòn
10 trang 119 0 0 -
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 trang 118 0 0 -
5 trang 91 0 0
-
Phương pháp dạy học hiện đại nhìn từ chất lượng đào tạo đại học - TS. Trần Long
11 trang 57 0 0 -
Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
4 trang 45 0 0 -
8 trang 41 0 0
-
6 trang 40 0 0
-
Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay
8 trang 37 0 0 -
Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên trẻ trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin
4 trang 36 0 0