Danh mục

Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thanh toán KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt xu thế vận động mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ STATE MANAGEMENT OF NON-CASH PAYMENT SERVICE IN VIETNAM IN THE ITERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION PROCESS ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trường Cao đẳng Thương mại Tóm tắt Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt (KDTM) đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng thanh toán KDTM còn chiếm tỷ lệ hạn chế. Phát triển thanh toán KDTM là nhu cầu tất yếu và tự thân của các ngân hàng thương mại bởi mối quan hệ nhân quả giữa dịch vụ này với nguồn vốn của ngân hàng, dấu hiệu đo lường độ tin cậy và hài lòng của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng. Hơn thế nữa, phát triển thanh toán KDTM góp phần quản lý, giám sát hoạt động thanh toán hiệu quả hơn, kiểm soát mức độ mở rộng tiền tệ, tăng cường tính minh bạch hoá thu nhập, hạn chế tình trạng tham nhũng, trốn thuế, tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, giảm mức độ rủi ro. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê đi vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán thanh toán KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những bất cập cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt xu thế vận động mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM tại Việt Nam, đảm bảo dịch vụ thanh toán KDTM tại các NHTM Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Từ khóa: quản lý nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt. Abstract Nowadays, non-cash payment has become a mainstream method of payment of the people in the develop countries, while in Vietnam the volume of non-cash payment is in the limited proportion. Developing non-cash payment is the indispensable and intrinsic demand of commercial banks; because the causal relationship between this service with the banks’ capital, signs of measurement reliability and customer satisfaction for the banking system. Moreover, developing non-cash payment contributes to manage, supervise the payment operations more effectively, control the standard of the monetary expansion, enhance income transparency, limit the corrupt situation, tax evasion, create condition for extending credit and reduce the level of risk. This article is used the analytical, synthetic and statistic method to anylyse, evaluate the state management reality for the non-cash payment services in the Viet Nam's international economic integration environment. Thereby, pointing out the inadequacies need to be fulfilled in order to respond well to the new movement tendency of international economic integration process. A number of recommendations are proposed to improve the 962 State management of non-cash payment service in Vietnam, ensuring comprehensive development of this service in commercial banks. Keywords: State management, non-cash payment. NỘI DUNG 1. Sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán KDTM 1.1. Sự cần thiết Quản lý nhà nước (QLNN) đối với dịch vụ thanh toán KDTM là cách thức tổ chức, điều hành của NHTW để các chủ thể tham gia thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhau, mà trên phạm vi rộng hơn, nó có thể được coi như là một hệ thống “mạch máu” để chuyển tải các luồng vốn hoạt động cung ứng các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng của các NHTM cũng đã ngày càng thuận lợi hơn trong quá trình phát triển kinh tế. Đặc biệt giai đoạn từ 2008 đến nay khi mà nước ta đã gia nhập WTO, hệ thống NHTM nước ta đã có sự hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Các công cụ sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ thanh toán cũng đã từng bước hình thành và phát triển ngày càng hiệu quả hơn. Hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán KDTM cũng đã có những điều kiện để phát triển, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém của những năm trước đây. Cơ chế kinh tế thị trường đã giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng thuận lợi, dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán KDTM nói riêng đã góp phần vào quá trình đó. Tuy nhiên việc trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cũng đã có sự tác động ngược lại với dịch vụ thanh toán KDTM khi yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. Dịch vụ thanh toán KDTM cũng có những mặt trái cần phải có giải pháp hạn chế và cân bằng từ Nhà nước, trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển công việc này dường như ngày càng khó khăn hơn. Việc chúng ta ngày càng được nhiều nước công nhận có nền kinh tế thị trường cùng với những thỏa thuận thương mại song phương, đa phương vừa qua như gia nhập TPP cũng đang được Nhà nước ta đẩy nhanh đã góp phần giúp thể chế kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Dịch vụ thanh toán KDTM cho người dân cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng rõ ràng là các tác động của kinh tế thị trường cũng sẽ ngày càng sâu sắc hơn đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội trong đó có hành vi, thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán KDTM nói riêng. Cùng quá trình lớn mạnh, việc phát triển các dịch vụ thanh toán KDTM cung cấp cho người dân của các NHTM cũng đã có nhưng sự phát triển vượt bậc, các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ phương thức thanh toán KDTM như: Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ví điện tử, internet banking…được xác lập và phát triển ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc tích cực triển khai của các NHTM cộng với sự quan tâm hỗ trợ của NHNN đã góp phần giúp cho các dịch vụ thanh toán KDTM cung cấp cho người dâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: