Danh mục

Quản lý rừng bền vững và tiến trình chứng chỉ rừng ở Việt Nam

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 534.63 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống quản lý lâm nghiệp bao gồm hệ thống quản lý Nhà nước về rừng, đất rừng và hoạt động lâm nghiệp, ngoài nhiệm vụ tạo ra một vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của ngành phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế còn có trách nhiệm xây dựng những khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng. Trong những thập niên gần đây, nhân loại đứng trước thảm họa suy thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phục hồi môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý rừng bền vững và tiến trình chứng chỉ rừng ở Việt Nam QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ TIẾN TRÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM 1 QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ TIẾN TRÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM TS. Đào Công Khanh1 P. Viện trưởng Viện QLRBV và CCR Hệ thống quản lý lâm nghiệp bao gồm hệ thống quản lý Nhà nước về rừng, đất rừng và hoạt động lâm nghiệp, ngoài nhiệm vụ tạo ra một vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của ngành phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế còn có trách nhiệm xây dựng những khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng. Trong những thập niên gần đây, nhân loại đứng trước thảm họa suy thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phục hồi môi trường. Chứng chỉ rừng (CCR) được coi là công cụ mềm để thiết lập Quản lý rừng bền vững nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về môi trường và xã hội. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững. Để xác nhận Quản lý rừng bền vững, phải tổ chức đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng. Lợi ích của cấp chứng chỉ là sản phẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị trường và đặc biệt là coi trọng bảo vệ rừng và môi trường. Một trong những mục tiêu của Chiến lược lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020 là: phải có 30% rừng sản xuất được cấp chứng chỉ và xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD trong đó có 7 tỷ USD là đồ gỗ. Vì vậy vấn đề Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết. Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là chương trình của cộng đồng quốc tế do những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ rừng/đơn vị quản lý rừng đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh tế, môi trường và xã hội. Những năm vừa qua, hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN tập trung chủ yếu vào quá trình Quản lý rừng bền vững, đây là động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu để đạt được chứng chỉ rừng với quyền xuất khẩu vào mọi thị trường quốc tế, đồng thời được hưởng giá trị kinh tế cao hơn so với gỗ bán trong nước. Có thể coi Chứng chỉ rừng như là chứng chỉ ISO-9000, ISO-1400 nhưng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng, sản xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp Chứng chỉ rừng phải là các 1 Bài viết có sử dụng tư liệu, bài giảng, bài viết của Viện QLRBV và Chứng chỉ rừng, của một số tác giả: Nguyễn Ngọc Lung, ... và một số tác giả khác. 2 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và các tổ chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí Quản lý rừng bền vững tương đương nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện nay Việt Nam là một trong số các quốc gia đã có hệ thống quản lý rừng khá hoàn chỉnh về chính sách, thể chế, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý. Song, cũng là giai đoạn chuyển mạnh từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội; chuyển lâm nghiệp khai thác lâm sản là chính, sang sử dụng tổng hợp rừng với cả 3 chức năng kinh tế, môi trường, xã hội theo các tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC) hay Chương trình Chứng chỉ rừng châu Âu (PEFC) đang được sự ủng hộ mạnh mẽ trên thế giới. Quản lý rừng bền vững là sự đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với sự phát triển, và sự phát triển đó đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. 1. Các khái niệm 1.1. Quản lý rừng Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý /quy hoạch rừng 2 (Forest management). Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng. 1.2. Quản lý rừng bền vững Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường như: phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng do vậy mang nhiều tên khác nhau như: quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng, thiết kế kinh doanh rừng. Ở Việt Nam, những năm 80 – 90 của thế kỷ 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: