Tài liệu với nội dung chính nhằm giúp học viên hiểu và vận dụng thực hành các nguyên tắc và nội dung quản lý thời gian và tiến độ dự án đổi mới; ý nghĩa của quản lý thời gian trong quản lý dự án đổi mới; các kỹ thuật phân tích và lập kế hoạch thời gian và theo dõi tiến độ dự án đổi mới: xây dựng mạng công việc, sơ đồ Gantt, phương pháp PERT/CPM. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý thời gian và tiến độ dự án đổi mới Chương 3: Quản lý thời gian và tiến độ dự án đổi mới CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐỔI MỚI Mục tiêu Giúp học viên hiểu và vận dụng thực hành được: Các nguyên tắc và nội dung quản lý thời gian và tiến độ dự án đổi mới. Ý nghĩa của quản lý thời gian trong quản lý dự án đổi mới. Các kỹ thuật phân tích và lập kế hoạch thời gian và theo dõi tiến độ dự án đổi mới: xây dựng mạng công việc, sơ đồ Gantt, phương pháp PERT/CPM. Nội dung Hướng dẫn học Nội dung của Chương 3 bao gồm hai mục Để học tốt bài này học viên cần nắm rõ lý chính là: thuyết về quản lý thời gian và tiến độ dự Tổng quan về quản lý thời gian và tiến độ án đổi mới. dự án đổi mới. Học viên cần có sự hiểu biết tổng thể về Các phương pháp quản lý dòng công việc: lĩnh vực làm dự án. sơ đồ Gantt, sơ đồ mạng, PERT/CPM. Trao đổi, thảo luận với giảng viên về các vấn đề chưa nắm rõ. Các kiến thức cần có Thời lượng học 15 tiếtIPP104_QTDADMST_Chuong 3_v1.0012104218 Powered by TOPICA 45 Chương 3: Quản lý thời gian và tiến độ dự án đổi mớiTÌNH HUỐNG DẪN NHẬPTình huống: Quản lý Thời gian và Tiến độ Dự án Đổi mới Kip 04Sau khi mẫu chế thử Kip 04 đã được phê duyệt, Vinakip tổchức triển khai sản xuất hàng loạt. Công suất hiện có củadây chuyền chỉ có khả năng sản xuất 1000 bộ linh kiện mộttháng trong khi dự báo nhu cầu của thì trường của Bộ phậnthị trường là 7500 bộ/tháng. BGĐ Vinakip quyết định đầu tư12 tỷ đồng nhằm trang bị mới hoàn toàn 1 dây chuyền sảnxuất Kip 04 với công nghệ mới R33 của Đài Loan. Công tydùng vốn tự có nhập thiết bị. Dự kiến vốn đầu tư nhà xưởngvà phòng thí nghiệm sẽ là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng VCB. Dự án dự kiến bắt đầu vào1/1/2006 và dự kiến kết thúc trong 8 tháng tức là đến 1/9/2006 bắt đầu đi vào sản xuất. Chủnhiệm Dự án Phùng Dũng và nhóm dự án đã xác định là dự án sẽ phải tiến hành 8 công việcchính như sau. Hoạt động A: Lập và phê duyệt dự toán nhập khẩu công nghệ sử dụng vốn vay VCB (gọi tắt là hoạt động A). Đây là việc cần làm ngay trong tháng 1/2006 và dự tính mất 4 tuần để hoàn thành. Hoạt động B: Đánh giá, lựa chọn, lập hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp thiết bị công nghệ. Cần phải làm ngay trong tháng 1/2006 và dự tính mất 3 tuần để hoàn thành. Hoạt động C: Xây dựng Phòng Thí nghiệm điện dùng vốn vay VCB. Tiến hành ngay sau khi được VCB phê duyệt dự toán cho vay và chuyển tiền. Dự kiến mất 5 tuần để hoàn thành. Hoạt động D: Xây dựng nhà xưởng cho phân xưởng Đúc và Lắp ráp dùng vốn vay VCB (D). Tiến hành ngay sau khi được VCB phê duyệt dự toán cho vay và chuyển tiền. Dự kiến mất 8 tuần để hoàn thành. Hoạt động E: Chuyển hàng từ Đài Loan về Việt Nam và vận chuyển về chân công trình (E). Thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp thiết bị công nghệ. Dự kiến mất 4 tuần để hoàn thành. Hoạt động F: Lắp đặt thiết bị cho Phân xưởng Đúc và Lắp ráp (F). Tiến hàng ngay sau khi xây xong nhà xưởng và thiết bị chuyển từ Đài Loan về. Dự kiến mất 8 tuần để hoàn thành công việc. Hoạt động G: Lắp đặt thiết bị Phòng Thí nghiệm Điện (G). Tiến hàng ngay sau khi xây xong Phòng Thí Nghiệm. Dự kiến mất 7 tuần để hoàn thành. Hoạt động H: Đào tạo nhân viên kỹ thuật và chạy thử thiết bị (H). Thực hiện ngay sau khi việc lắp đặt ở Phân xưởng Đúc và Lắp ráp và Phòng Thí Nghiệm hoàn thành. Dự kiến mất 8 tuần để hoàn thành.Sau khi trình danh mục công việc lên BGĐ, Chủ nhiệm Dũng được yêu cầu phải trả lời 3 vấnđề chính sau đây: Đến hết tháng 8 các công việc này có hoàn thành được không? Liệu có thể bắt tay vào sản xuất hàng loạt vào tháng 9 được không? Do Công ty đang đồng thời thực hiện xây mới một nhà máy mới ở Khu Công nghiệp Phố Nối, nên nhân lực đang bị sử dụng phân ...