Danh mục

Quản lý tổng hợp bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.87 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khô vằn (Đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo; hạt lúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp. Việc phòng trừ bệnh đốm vằn phải được thực hiện ngay từ đầu vụ, bao gồm sử dụng giống chống chịu với bệnh, gieo sạ với độ gieo vừa phải, bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sử dụng giống bị nhiễm bệnh nặng, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ có nguy cơ bị bệnh đốm vằn sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tổng hợp bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn) Quản lý tổng hợp bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn)Khô vằn (Đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên câylúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo; hạtlúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp. Việc phòngtrừ bệnh đốm vằn phải được thực hiện ngay từ đầu vụ, bao gồmsử dụng giống chống chịu với bệnh, gieo sạ với độ gieo vừa phải,bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sử dụng giống bị nhiễm bệnhnặng, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ có nguy cơ bị bệnh đốmvằn sẽ gây hại nặng.[http://agriviet.com]Tác nhân gây bệnh: do nấm Rhizoctonia solaniĐặc điểm của nấm bệnh:Nấm bệnh khô vằn lưu tồn dưới dạng khuẩn ty và hạch nấm. Hạchnấm là những hạt nhỏ, màu trắng đến nâu nhạt. Hạch nấm lưu tồntrong đất; trong điều kiện khô hạn hạch nấm có thể sống đến 21tháng; trong điều kiện ướt hạch nấm có thể sống đến 8 tháng. Nấmbệnh lây lan qua đất, nước, tàn dư cây trồng bị bệnh... Khi làm đấthạch nấm nổi trên mặt nước, trôi theo nước lan truyền từ nơi này đếnnơi khác. Hạch nấm tiếp xúc với bẹ lá, nẩy mầm và xâm nhiễm bẹ láNấm bệnh đốm vằn có thể sống trên 188 loài cây thuộc 32 họ trongđó có ít nhất 20 loài cỏ dại thuốc 11 họ.Điều kiện phát sinh và phát triển* Điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu): Bệnh phát sinh và phát triểnmạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm cao; nhiệt độ 25 - 30oC, ẩm độtrên 95%. Bệnh gây hại quanh năm trên hầu hết các trà lúa: Đôngxuân, Xuân hè, Hè thu, Thu Đông và lúa Mùa.* Sử dụng giống lúa nhiễm khô vằn nặng: gieo trồng giống nhiễmbệnh nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gây hại nặng hơn.* Gieo sạ mật độ dày: gieo sạ dày làm cho ẩm độ không khí bêntrong tán lúa tăng cao, góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọnghơn, hơn nữa mật độ dày còn tạo điều kiện cho bệnh lây lan dễ dàngnhanh chóng hơn.* Bón phân không hợp lý: bón phân không cân đối giữa tỷ lệ N:P:K,đặc biệt là thừa phân đạm làm cho lúa phát triển rậm rạp; ẩm độkhông khí bên trong tán lúa tăng cao; thích hợp cho nấm bệnh phátsinh và lây lan.* Ruộng lúa có nhiều cỏ dại: các loài cỏ như lục bình, rau mác, lồngvực, mần trầu...vv là ký chủ phụ của bệnh đốm vằn. Ngoài ra cỏ dạinhiều góp phần làm tăng ẩm độ không khí trong ruộng lúa, tạo điềukiện thuận lợi cho bệnh đốm vằn gây hại nặng hơn.* Thâm canh, tăng vụ: việc thâm canh, tăng vụ làm cho hạch nấmkhô vằn lưu tồn trong đất ngày càng nhiều, bệnh phát sinh và gây hạingày càng nặng.Sự gây hại của bệnh:- Lúc đầu bệnh xuất hiện trên các bẹ lá gần mặt nước, vết bệnh lànhững đốm có màu nâu nhạt đến xám, kích thước khác nhau vớiđường viền màu nâu; vết bệnh có hình vằn vệnh.- Giai đoạn lúa chưa khép tán, bệnh phát triển ở phần gốc lúa (pháttán theo chiều ngang);khi tán lá khép kín, bệnh phát triển lên các bẹlá trên, lên lá và bông (phát triển theo chiều đứng). Giai đoạn lúalàm đòng thích hợp nhất cho bệnh phát triển.- Bệnh xuất hiện thành từng ổ, sau đó có thể lan rộng ra.- Bệnh nặng toàn bộ cây lúa bị héo nâu, khô; hạt bị lép lửng; giảmnăng suất.Quản lý tổng hợp bệnh khô vằn- Gieo trồng giống chống chịu với bệnh: Hiện nay chưa có giốngkháng bệnh đốm vằn, tuy nhiên trong quá trình canh tác lúa ngu ời taphát hiện thấy có những giống bị bệnh nặng nhưng cũng có nhữnggiống bị bệnh nhẹ hơn. Nên chọn và gieo sạ các giống nhiễm nhẹ đểgiảm bệnh và chi phí phòng trừ bệnh đốm vằn.Biện pháp kỹ thuật canh tác+ Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch lúa nên dọn sạch rơm rạ đểhạn chế hạch nấm.+ Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải lật đất, để chôn vùi hạchnấm trước khi gieo sạ.+ Mật độ gieo sạ: nên gieo sạ với mật độ vừa phải để tiết kiệmgiống, hạn chế bệnh đốm vằn; giảm chi phí phòng trừ. Lượng hạtgiống gieo sạ được khuyến cáo từ 80 - 150 kg/ha. Nếu có điều kiệnnên sạ theo hàng bằng máy, lượng giống gieo sạ từ 80 -100kg/ha.Nếu sạ gieo vãi lượng hạt giống nên từ 100 - 150kg/ha. Không nêngieo sạ quá dày vì vừa tốn giống vừa tốn chi phí phòng trừ sâu bệnhđặc biệt là bệnh khô vằn.+ Bón phân: bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K. Tăng cườngbón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh. Nên sử dụng bảng so màulá lúa để bón phân cho lúa, như vậy sẽ tiết kiệm được phân bón vàchi phí phòng trừ bệnh.+ Thâm canh tăng vụ: Ruộng thường xuyên bị bệnh đốm vằn gây hạinặng không nên gieo sạ nhiều vụ liên tiếp trong năm; nên luân canhvới cây trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh đốm vằn.+ Quản lý cỏ dại, chăm sóc:Cỏ dại vừa là ký chủ phụ vừa tạo môi trường sinh thái thích hợp chobệnh đốm vằn. Quản lý ruộng sạch cỏ dại sẽ hạn chế được bệnh, nênáp dụng theo phương pháp Quản lý tổng hợp cỏ dại hại lúa.+ Quản lý nước: ruộng phải có bờ bao xung quanh để ngăn bệnh lâylan ...

Tài liệu được xem nhiều: