Danh mục

Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết 48). Ngày 21/3/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Kế hoạch số 900/UBTVQH11 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48 (Kế hoạch 900). Đến nay, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã được thực hiện một bước, cũng có thể nói là đã hoàn thành giai đoạn một, từ 2005-2010. Hiện tại, UBTVQH đang chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiệnNgày 24/5/2005, B ộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướngđến năm 2020 (Nghị quyết 48). Ngày 21/3/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH) ban hành Kế hoạch số 900/UBTVQH11 về kế hoạch thực hiệnNghị quyết 48 (Kế hoạch 900). Đến nay, Chiến l ược xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật Việt Nam đã được thực hiện một bước, cũng có thể nói làđã hoàn thành giai đoạn một, từ 2005-2010. Hiện tại, UBTVQH đang chỉ đạoviệc sơ kết thực hiện Kế hoạch 900 về triển khai thực hiện Nghị quyết 48 củaBộ Chính trị. Để góp phần vào việc sơ kết, đánh giá, bài viết nêu một vài ýkiến về quan niệm hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhằm tạo cơ sở cho nhữngđánh giá về kết quả thực hiện giai đoạn một của Chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam.1. Quan niệm về hệ thống pháp luậtVề lý thuyết, theo quan điểm pháp luật truyền thống thì hệ thống pháp luật là“tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, đượcphân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong cácvăn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhấtđịnh”1. Quan niệm này cho thấy, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung gồmhai mặt:Thứ nhất, tổng thể các quy phạm pháp luật l à hệ thống cấu trúc (bên trong) củapháp luật, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau. Hệ thống cấu trúc có bathành tố: quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất; nhiều quy phạm pháp luật cócùng tính chất, đặc điểm hình thành nên chế định pháp luật; tập hợp các chế địnhpháp luật có liên quan và gần gũi với nhau tạo nên ngành luật.Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, được coi là hệ thống nguồncủa pháp luật, là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật hay hình thức tồn tạicủa pháp luật. Quan điểm về nguồn luật của chúng ta hiện nay mới chỉ công nhậncác văn bản pháp luật là nguồn luật nên hệ thống các văn bản pháp luật hay nguồnluật cũng chính là hệ thống pháp luật thực định.Theo quan điểm nói trên thì khái niệm hệ thống pháp luật dù được phân tích và thểhiện thế nào (có cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài) vẫn không thoát khỏicái nhìn về một hệ thống pháp luật thành văn. Nói cách khác, hệ thống pháp luật ởđây gần như đồng nghĩa với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mộtquốc gia.Tuy nhiên gần đây, nhiều nhà nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn trong giớiluật học đã có một cách nhìn khác, một quan niệm khác về khái niệ m hệ thốngpháp luật (theo quan điểm hiện đại ở các nước phát triển). Luận bàn về khái niệmhệ thống pháp luật theo quan điểm hệ thống pháp luật chỉ bao gồm hệ thống cácvăn bản quy phạm pháp luật (bao gồm cả cấu trúc bên trong là hệ thống các quyphạm pháp luật) họ cho rằng, đây là quan điểm cũ kỹ, theo trường phái pháp luậtXô viết trước đây, hiểu hệ thống pháp luật với một nghĩa hẹp, chưa bao quát đượchết những yếu tố có mối quan hệ biện chứng và logic với nhau xoay quanh hạtnhân trung tâm là hệ thống các văn bản pháp luật thành văn. Theo đó, nhiều ngườiđã thừa nhận quan điểm mới cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm bốn bộ phận,nói cách khác, có bốn trụ cột trong cấu trúc hệ thống pháp luật, đó l à: 1) hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật; 2) các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi phápluật; 3) tổ chức thi hành pháp luật; 4) nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhânlực làm công tác pháp luật và nghề luật2.Trong bốn trụ cột nói trên thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là trụ cộtquan trọng nhất, là xương sống của hệ thống pháp luật (theo quan điểm hiện đại,bộ phận này được gọi là hệ thống nguồn luật, bao gồm không chỉ hệ thống các vănbản pháp luật mà có án lệ, thậm chí gồm cả các học thuyết pháp lý). Nếu thiếu cácyếu tố khác, có thể chún g ta vẫn có một hệ thống pháp luật dù không hoàn chỉnhnhưng nếu thiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thì không thể nói đếnsự tồn tại của một hệ thống pháp luật3.Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật là trụ cột thứ hai, gồm các tổchức, các cơ quan hoặc các định chế cần thiết khác được hình thành một cáchtương ứng với hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn luật), để bảo đảm choviệc thực thi có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật. Nếu có một hệ thống các vănbản pháp luật đầy đủ nhưng thiếu các thiết chế cần thiết để thực thi các quy địnhcủa pháp luật, để đưa pháp luật vào cuộc sống thì hệ thống văn bản pháp luật đócũng trở nên ít ý nghĩa và kém hiệu quả.Thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật là một trụ cột nữa của hệ thống pháp luật màngười ta thường ít để ý đến, nhưng cũng rất quan trọng. Nếu có một hệ thống vănbản pháp luật đầy đủ nhưng không hoặc ít chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dụcpháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là việc bảo đảm những nguồn lựccần thiết cho việc thực hiện phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: