Danh mục

Quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm về tiểu thuyết là nhận thức, sự lý giải của nhà văn về thể loại trên nhiều phương diện. Nó phản ánh tầm trí tuệ với những nét đổi mới, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ Việt Nam về tính phức hợp, chưa hoàn kết của thể loại, “tiểu thuyết mảnh vỡ” và tiểu thuyết - trò chơi tự sự. Sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện cảm quan mới về thể loại, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 127 - 133 QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM HẢI NGOẠI Vũ Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Quan niệm về tiểu thuyết là nhận thức, sự lý giải của nhà văn về thể loại trên nhiều phương diện. Nó phản ánh tầm trí tuệ với những nét đổi mới, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ Việt Nam về tính phức hợp, chưa hoàn kết của thể loại, “tiểu thuyết mảnh vỡ” và tiểu thuyết - trò chơi tự sự. Sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện cảm quan mới về thể loại, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn. Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật, nhà văn nữ, tiểu thuyết, “tiểu thuyết mảnh vỡ”, trò chơi tự sự MỞ ĐẦU * Trong mấy chục năm qua, cùng với số lượng, chất lượng tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại đã khẳng định những đóng góp đáng kể của các nhà văn nữ vào tài sản chung của văn học Việt Nam. Trong đó, tiểu thuyết của các nhà văn nữ như Thuận, Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà…nổi bật lên như một hiện tượng, chứa đựng nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy nghệ thuật. Cùng với các nhà văn nữ trong nước, những nhà văn nữ kể trên đã thể hiện một cuộc “tự vượt” của giới nữ để vinh dự đứng trong hàng ngũ những người đại diện cho khuynh hướng cách tân thể loại. Những cách tân thể loại này được thể hiện đậm nét trong những quan niệm nghệ thuật mới mẻ về thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. Nhờ những đổi mới tư duy nghệ thuật về thể loại, sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại đã ghi dấu một sự chuyển mình của tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. NỘI DUNG Quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại được thể hiện cụ thể thông qua những phát ngôn thể hiện tư tưởng và sự hiện thực hóa của tư tưởng ấy trong tác phẩm. Nghiên cứu trên cả hai phương diện này, quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại được thể hiện cụ thể qua những nét chính sau: * Tel:0984364766; Email: vuhanhk48@gmail.com Tiểu thuyết - một phức hợp thể loại chưa hoàn kết Trong quan niệm về tiểu thuyết, các nhà văn nữ hải ngoại đã có sự tiếp nhận nhất định những tư tưởng tiến bộ của các nhà lí luận phương Tây như M. Bakhtin và Milan Kundera… Điều này được thể hiện trước hết trong quan niệm về tính chưa hoàn kết và tính phức hợp của thể loại. Trước hết, đó là tính chưa hoàn kết của thể loại. Đặc tính này của tiểu thuyết đã được M. Bakhtin bàn đến trong Lí luận và thi pháp tiểu thuyết. Tiểu thuyết là thể loại chưa hoàn kết bởi nó là loại hình của thời hiện đại với đối tượng thẩm mĩ trung tâm là cuộc sống hiện tại với tất cả những ngổn ngang, “dang dở, chưa xong, chưa thể kết luận. Cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa hoàn thành” [1, tr.14]. Là loại hình của thời hiện đại – cái thời đại mở ra hàng ngày, biến chuyển hàng giờ nên người ta chưa thể đoán định được hết những khuôn hình của nó. Vì thế, nếu các thể loại văn học khác có thể đã trang bị được cho nó tính hoàn bị hoặc đã thành hình với nòng cốt rắn chắc của thể loại thì “tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình…Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó” [1, tr.21]. Vì chưa hoàn tất nên tiểu thuyết là một thể loại uyển chuyển, tự do, không có những quy phạm như những thể loại khác. Quan niệm về tiểu thuyết – một thể loại chưa hoàn kết đã được Đoàn Minh Phượng nhiều 127 Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ lần khẳng định: “Một cuốn tiểu thuyết hay, giống như cuộc đời, không bao giờ hoàn tất” [2]. Xác định con người cá nhân – đời tư là nhân vật chính của tiểu thuyết, Đoàn Minh Phượng còn khẳng định: “tôi luôn tin rằng người thân yêu của chúng ta khi chết rồi họ vẫn còn đó, vẫn buồn hay vui, trách móc hoặc phù hộ cho chúng ta” [3]. Vì thế, kể cả cuộc đời của một con người đã đi đến hồi kết (đánh dấu bằng cái chết) thì khi bước sang thế giới bên kia, cuộc đời của con người ấy vẫn còn tồn tại trong trái tim những con người đang sống. Cứ thế, sẽ chẳng có cuộc đời nào là cuối cùng, là hoàn tất chừng nào con người vẫn còn hiện diện trên trái đất này. Sự khép lại trong cuộc đời của một con người sẽ lại mở ra những cuộc đời của những con người khác; sự chấm dứt cuộc đời của một con người ở thế giới này sẽ là nơi bắt đầu cuộc đời của con người ấy ở một thế giới khác. Và cứ thế, tiểu thuyết liên tục tiếp cận những cuộc đời mới đang sinh thành và biến đổi. Một khi cái kết chung cuộc của con người chưa thể đoán định thì người ta cũng chưa thể đoán định những bước đi cũng như những khả năng mới của thể loại. Vì thế, những thăng trầm và biến đổi trong số phận cá nhân vẫn còn là một điểm dự phóng cho tiểu thuyết tiếp tục phát triển. Vì quan niệm tiểu thuyết là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: