Quan niệm về vũ trụ trong Ngũ kinh Moses
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.52 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích các quan niệm về sự tạo dựng vũ trụ, về bổn phận của con người đối với vũ trụ của Ngũ kinh Moses.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về vũ trụ trong Ngũ kinh MosesTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 91 QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ TRONG NGŨ KINH MOSES Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Kinh thánh là một bộ sách quan trọng nhất của Kitô giáo. Bộ sách này được tập hợp của nhiều cuốn sách khác nhau và được chia làm hai phần: Cựu uớc và Tân ước. Năm cuốn sách đầu tiên của Cựu ước là Ngũ kinh, hay được gọi là Ngũ kinh Moses. Trong đó, nổi bật là: quan niệm về vũ trụ trong Ngũ kinh Moses, quan niệm này có giá trị tham khảo về một dạng thế giới quan trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Bài viết này phân tích các quan niệm về sự tạo dựng vũ trụ, về bổn phận của con người đối với vũ trụ của Ngũ kinh Moses. Từ khóa: Kinh thánh, Ngũ kinh Moses, vũ trụ, sự tạo dựng vũ trụ, bổn phận của con người đối với vũ trụ. Nhận bài ngày 25.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thủy; Email: thuytrietnv@gmail.com1. MỞ ĐẦU Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, để trả lời cho câu hỏi nguồn gốc của vũ trụ,con người đã dùng nhiều cách khác nhau như: nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu vật lý lượngtử, nghiên cứu sinh học vi sinh, nghiên cứ hóa học, gửi các tín hiệu vô tuyến, phóng cáctàu thăm dò ra ngoài trái đất. Nhưng tất cả các câu trả lời mang tính giả thuyết từ nhữngphương tiện hiện đại của chủ nghĩa thực chứng cũng không làm thỏa mãn tư duy logic vàtrái tim biết yêu của con người. Đối với những nhà khoa học xã hội và nhân văn, nghiêncứu những quan niệm được ghi chép từ cổ xưa về nguồn gốc vũ trụ là để tham khảo về mộtcách lí giải cho câu hỏi trên. Trong đó, nghiên cứu tư tưởng về vũ trụ trong Ngũ kinhMoses là một công trình đáng chú ý và cần thiết, có giá trị tham khảo về một dạng thế giớiquan trong lịch sử tư tưởng nhân loại.2. NỘI DUNG2.1. Quan niệm về sự sáng tạo vũ trụ Trong quan niệm về vũ trụ, có ít nhất là bốn quan điểm khác nhau trong ngành vũ trụhọc (cosmology). Thuyết thứ nhất cho rằng, vũ trụ này có một khởi điểm, bắt đầu bằng mộtsự bùng nổ vĩ đại (big bang) từ một hạt nhân nguyên thủy. Tuy nhiên, sự phát nổ đó không92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIcó tính cách vô hạn. Nói cách khác, theo thuyết thứ nhất, vũ trụ này có cùng tận. Sự tậncùng được diễn tả như là “big crunch”. Thuyết thứ hai thì cho rằng, vũ trụ này có một khởiđiểm (big bang) nhưng với sự phát triển vô hạn định. Thuyết thứ ba thì cho rằng, vũ trụ nàykhông phải chỉ có một khởi điểm mà có nhiều khởi điểm và cùng tận tiếp nối nhau. Thuyếtthứ tư thì cho rằng, vũ trụ này ở trong trạng thái bền vững, chẳng có bùng nổ cũng chẳngcó cùng tận. Ngày nay, chủ trương thứ tư coi như đã bị bác bỏ, vì nó trái ngược với nhữngquan sát của vật lý học thiên văn (astrophysics) và vũ trụ học (cosmology). Còn ba thuyếttrước, tuy với những dạng thức khác biệt, nhưng đều chấp nhận rằng vũ trụ này có mộtkhởi điểm (big bang). Qua lịch sử Kitô giáo, việc cho rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ đã có hai khuynhhướng tư tưởng đối lập nhau. Một trào lưu là thuyết phiếm thần luận (pantheism), đồng hóaThiên Chúa với vũ trụ. Một trào lưu khác là thuyết nhị nguyên luận (dualism), đặt vũ trụvật chất ra khỏi tầm kiểm soát của Thiên Chúa. Theo thuyết thứ hai, vật chất tự bản chất làxấu xa cho nên không thể nào do chính Thiên Chúa tốt lành đã làm ra, mà là do mộtthần khác. Đối lại với hai trào lưu trên, Kitô giáo chính thống cho rằng vũ trụ do Thiên Chúa sángtạo ra, song vũ trụ này không phải là Thiên Chúa, Thiên Chúa khác biệt với vũ trụ, cũngtựa như người sáng tạo thì khác với sản phẩm được sáng tạo. Kitô giáo quan niệm vũ trụđược tạo dựng trong thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là theo quan niệm của Kitôgiáo, vũ trụ có khởi điểm chứ không hằng hữu; khởi điểm của vũ trụ cũng là khởi điểm củathời gian và của lịch sử. Quan điểm của Kitô giáo khác với quan điểm của nhiều tôn giáocổ truyền xem vũ trụ như bánh xe quay tròn, xong chu kỳ này lại tiếp sang chu kỳ khác.Còn quan điểm về lịch sử của Kitô giáo thì cho rằng, lịch sử là một quá trình tiến tới, từquá khứ đến hiện tại, chứ không phải là thụt lùi, hay quay vòng. Cũng theo các nhà thầnhọc Kitô giáo, về phương diện chú giải Kinh thánh, không thể phân tích các chương đầucủa sách Sáng thế với những dụng cụ áp dụng cho các bản văn sử học hay các ngành khoahọc ngày nay, vì sách Sáng thế mang một thể văn riêng biệt. Những định luật vật lý lànhững phát biểu của nhà khoa học dựa trên sự quan sát các hiện tượng, chứ các hiện tượngkhông nhất thiết phải tuân theo một định luật do nhà khoa học đặt ra. Các nhà chú giải chorằng có nhiều đường lối khác nhau để giải thích một hiện tượng. Vì vậy mà mỗi nhà khoahọc cũng có mỗi qua ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về vũ trụ trong Ngũ kinh MosesTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 91 QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ TRONG NGŨ KINH MOSES Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Kinh thánh là một bộ sách quan trọng nhất của Kitô giáo. Bộ sách này được tập hợp của nhiều cuốn sách khác nhau và được chia làm hai phần: Cựu uớc và Tân ước. Năm cuốn sách đầu tiên của Cựu ước là Ngũ kinh, hay được gọi là Ngũ kinh Moses. Trong đó, nổi bật là: quan niệm về vũ trụ trong Ngũ kinh Moses, quan niệm này có giá trị tham khảo về một dạng thế giới quan trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Bài viết này phân tích các quan niệm về sự tạo dựng vũ trụ, về bổn phận của con người đối với vũ trụ của Ngũ kinh Moses. Từ khóa: Kinh thánh, Ngũ kinh Moses, vũ trụ, sự tạo dựng vũ trụ, bổn phận của con người đối với vũ trụ. Nhận bài ngày 25.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thủy; Email: thuytrietnv@gmail.com1. MỞ ĐẦU Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, để trả lời cho câu hỏi nguồn gốc của vũ trụ,con người đã dùng nhiều cách khác nhau như: nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu vật lý lượngtử, nghiên cứu sinh học vi sinh, nghiên cứ hóa học, gửi các tín hiệu vô tuyến, phóng cáctàu thăm dò ra ngoài trái đất. Nhưng tất cả các câu trả lời mang tính giả thuyết từ nhữngphương tiện hiện đại của chủ nghĩa thực chứng cũng không làm thỏa mãn tư duy logic vàtrái tim biết yêu của con người. Đối với những nhà khoa học xã hội và nhân văn, nghiêncứu những quan niệm được ghi chép từ cổ xưa về nguồn gốc vũ trụ là để tham khảo về mộtcách lí giải cho câu hỏi trên. Trong đó, nghiên cứu tư tưởng về vũ trụ trong Ngũ kinhMoses là một công trình đáng chú ý và cần thiết, có giá trị tham khảo về một dạng thế giớiquan trong lịch sử tư tưởng nhân loại.2. NỘI DUNG2.1. Quan niệm về sự sáng tạo vũ trụ Trong quan niệm về vũ trụ, có ít nhất là bốn quan điểm khác nhau trong ngành vũ trụhọc (cosmology). Thuyết thứ nhất cho rằng, vũ trụ này có một khởi điểm, bắt đầu bằng mộtsự bùng nổ vĩ đại (big bang) từ một hạt nhân nguyên thủy. Tuy nhiên, sự phát nổ đó không92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIcó tính cách vô hạn. Nói cách khác, theo thuyết thứ nhất, vũ trụ này có cùng tận. Sự tậncùng được diễn tả như là “big crunch”. Thuyết thứ hai thì cho rằng, vũ trụ này có một khởiđiểm (big bang) nhưng với sự phát triển vô hạn định. Thuyết thứ ba thì cho rằng, vũ trụ nàykhông phải chỉ có một khởi điểm mà có nhiều khởi điểm và cùng tận tiếp nối nhau. Thuyếtthứ tư thì cho rằng, vũ trụ này ở trong trạng thái bền vững, chẳng có bùng nổ cũng chẳngcó cùng tận. Ngày nay, chủ trương thứ tư coi như đã bị bác bỏ, vì nó trái ngược với nhữngquan sát của vật lý học thiên văn (astrophysics) và vũ trụ học (cosmology). Còn ba thuyếttrước, tuy với những dạng thức khác biệt, nhưng đều chấp nhận rằng vũ trụ này có mộtkhởi điểm (big bang). Qua lịch sử Kitô giáo, việc cho rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ đã có hai khuynhhướng tư tưởng đối lập nhau. Một trào lưu là thuyết phiếm thần luận (pantheism), đồng hóaThiên Chúa với vũ trụ. Một trào lưu khác là thuyết nhị nguyên luận (dualism), đặt vũ trụvật chất ra khỏi tầm kiểm soát của Thiên Chúa. Theo thuyết thứ hai, vật chất tự bản chất làxấu xa cho nên không thể nào do chính Thiên Chúa tốt lành đã làm ra, mà là do mộtthần khác. Đối lại với hai trào lưu trên, Kitô giáo chính thống cho rằng vũ trụ do Thiên Chúa sángtạo ra, song vũ trụ này không phải là Thiên Chúa, Thiên Chúa khác biệt với vũ trụ, cũngtựa như người sáng tạo thì khác với sản phẩm được sáng tạo. Kitô giáo quan niệm vũ trụđược tạo dựng trong thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là theo quan niệm của Kitôgiáo, vũ trụ có khởi điểm chứ không hằng hữu; khởi điểm của vũ trụ cũng là khởi điểm củathời gian và của lịch sử. Quan điểm của Kitô giáo khác với quan điểm của nhiều tôn giáocổ truyền xem vũ trụ như bánh xe quay tròn, xong chu kỳ này lại tiếp sang chu kỳ khác.Còn quan điểm về lịch sử của Kitô giáo thì cho rằng, lịch sử là một quá trình tiến tới, từquá khứ đến hiện tại, chứ không phải là thụt lùi, hay quay vòng. Cũng theo các nhà thầnhọc Kitô giáo, về phương diện chú giải Kinh thánh, không thể phân tích các chương đầucủa sách Sáng thế với những dụng cụ áp dụng cho các bản văn sử học hay các ngành khoahọc ngày nay, vì sách Sáng thế mang một thể văn riêng biệt. Những định luật vật lý lànhững phát biểu của nhà khoa học dựa trên sự quan sát các hiện tượng, chứ các hiện tượngkhông nhất thiết phải tuân theo một định luật do nhà khoa học đặt ra. Các nhà chú giải chorằng có nhiều đường lối khác nhau để giải thích một hiện tượng. Vì vậy mà mỗi nhà khoahọc cũng có mỗi qua ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngũ kinh Moses Sự tạo dựng vũ trụ Bổn phận của con người đối với vũ trụ Quan niệm về vũ trụ Lịch sử tư tưởng nhân loạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tư tưởng về tự do trong tác phẩm 'Trốn thoát tự do' của Erich Fromm
7 trang 27 0 0 -
Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino
11 trang 22 0 0 -
Bản chất của khoa học theo quan điểm Mác Xít
5 trang 18 0 0 -
Chủ nghĩa Mác - Lênin - giá trị trường tồn và sức sống thời đại
13 trang 16 0 0 -
28 trang 15 0 0
-
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
11 trang 11 0 0 -
11 trang 8 0 0
-
Quan niệm về con người trong ngũ kinh Moses
8 trang 7 0 0