Quản trị khác biệt văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hội nhập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị khác biệt văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hội nhập QUẢN TRỊ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP ADMINISTRATION OF CULTURAL DIFFERENCES IN VIETNAMESE ENTERPRISES IN THE INTEGRATION PERIOD ThS. Bùi Minh Lý Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển trong một môi trường văn hóa thống nhất và đặc thù, được xây dựng, củng cố và phát huy bởi các thành viên tham gia, đặc biệt là của những người sáng lập và giới lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường văn hóa chung đó vẫn luôn chứa đựng những khác biệt về các yếu tố cấu thành hoặc trên những khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp được tạo lập và phát triển từ hoạt động sát nhập và mua lại (M&A) trong nước và quốc tế…. Các loại hình doanh nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sự khác biệt này đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho công tác quản lý doanh nghiệp, mang lại tính đa dạng, đa sắc cho văn hóa doanh nghiệp, song cũng đưa đến những khó khăn, phức tạp, thậm chí mâu thuẫn xung đột không dễ gì giải quyết trong quá trình xây dựng nền văn hóa thống nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị khác biệt về văn hóa trong doanh nghiệp là một tất yếu khách quan và cần thiết nhằm giúp cho văn hóa doanh nghiệp trở thành một tài sản tinh thần to lớn, góp phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho người lao động trong doanh nghiệp. Từ khoá: văn hoá, khác biệt văn hoá, hội nhập văn hoá, quản trị khác biệt văn hoá Abstract In the context of economic integration, enterprises has survived and developed in a unified and unique cultural environment that is built, strengthened and promoted by participants, especially by founders and business leaders. However, the common cultural environment which always contain differences in the components or aspects of corporate culture, especially in foreign joint ventures, FDI enterprises, or domestic and international enterprises that are established and developed through mergers and acquisitions (M & A). These types of enterprises have flourished in Vietnam during the period of international economic integration. This main difference has created opportunities and challenges for business management and brought diversity and multi-color for corporate culture. However, it also brings difficulties, complexity, and even contradicts that are not easy to be handled in the process of building uniform culture of the business. Therefore, the administration of cultural differences in business is indispensable and necessary to help corporate culture to become a great spiritual asset, contributing to raising the credibility and competitiveness competence of enterprises in the marketplace and creating strong motivation for their employees. Key words: culture, cultural differences, cultural integration, administration of cultural differences 369 Tổng quan nghiên cứu: Trong những năm gần đây, văn hoá doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh đang trở thành vấn đề được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khoa học đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề khác biệt văn hoá nói chung và trong môi trường doanh nghiệp ở giai đoạn hội nhập kinh tế chưa được chú ý nhiều, nhất là vấn đề quản trị khác biệt văn hoá trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, bài viết này mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng trên cơ sở phân tích những khác biệt văn hoá và nguyên nhân của những khác biệt này cả về mặt khoa học cũng như thực tế ở các doanh nghiệp nước ta thời kỳ hội nhập để quản trị sự khác biệt văn hoá đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh hiện nay. Mô tả phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu định hướng và định lượng để làm rõ sự khác biệt và nguyên nhân của sự khác biệt văn hoá trong các doanh nghiệp ở thời kỳ hội nhập kinh tế. Các dữ liệu định lượng được sử dụng để minh chứng cho những nhận xét, đánh giá và đưa ra các kết luận trong nội dung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIệP Văn hóa được định nghĩa là “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” (Theo từ điển tiếng việt), hay văn hóa “là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, gồm văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị truyền thống và đức tin” (UNESCO -2001). Văn hóa (theo Dương Thị Liễu – 2012) được cấu thành bởi các yếu tố: Ngôn ngữ; Tôn giáo và tín ngưỡng; Giá trị và thái độ; Phong tục tập quán; Thói quen và cách ứng xử; Thẩm mĩ; Giáo dục; Khía cạnh vật chất của văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ xuất hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước với nhiều cách hiểu (khái niệm) khác nhau, cụ thể như: - Theo Dobson.Pn và Walters.M : “Văn hóa doanh nghiệp là niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” - Theo Georges de Saite Marie: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”. - Theo Edgar Schein: “Văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa công ty là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh”. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xuất khẩu nông sản Phát triển kinh tế Khác biệt văn hóa Hội nhập văn hóa Quản trị khác biệt văn hóa Văn hóa doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
63 trang 315 0 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 271 0 0 -
Giáo trình Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh - PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
22 trang 219 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 216 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 193 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 173 0 0 -
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Vũ Hữu Kiên
88 trang 165 3 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 154 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 150 0 0 -
21 trang 144 0 0
-
Tiểu luận Văn hoá doanh nghiệp: Phân tích biểu hiện văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
19 trang 138 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 122 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 119 0 0 -
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 114 0 0 -
Quản trị văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp Việt Nam
7 trang 111 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 trang 110 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 109 0 0 -
12 trang 107 0 0
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Phạm Đình Tịnh
2 trang 105 1 0