Thông tin tài liệu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị khoản phải thu! Quản trị khoản phải thu!Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do muachịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đềuphát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từmức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểmsoát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoảnphải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó,rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệpcần có chính sách bán chịu phù hợp.Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụthuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm,chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp.Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhấtđến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Giámđốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoảnphải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủiro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầudẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làmphát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèmtheo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thậnsự đánh đổi này. Liên quan đến chính sách bán chịu, chúng ta sẽlần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoảnbán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ.1. Tiêu chuẩn bán chịuTiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụngcủa khách hàng đê được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hànghóa và dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thànhchính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đềuthiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc khôngchính thức.Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chungcó ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đốithủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng takhông phản ứng lại điều này, thì nổ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởngnghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và cótác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nênhạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được,sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quảcủa chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bánchịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phíliên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩnbán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêuchuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêuchuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết địnhtrong quản trị các khoản phải thu.MH1 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịuMH2 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu2. Điều khoản bán chịuĐiều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian haythời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trảsớm hơn thời gian bán chịu cho phieps. Ví dụ điều khoản bánchịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiếtkhấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơnđược phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thìkhách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngàyphát hành hóa đơn.Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịunhư vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu.Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạnbán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu- Thay đổi thời hạn bán chịuMH3 - Mô hình mở rộng thời hạn bán chịuMH4 - Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu- Thay đổi tỷ lệ chiết khấuĐiều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiếtkhấu và tỷ lệ chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gianmà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thìngười mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệphần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu ngườimua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấuảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưngtỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợinhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệthại do giảm lợi nhuận hay không.MH5 - Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấuMH6 - Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấuCần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chínhsách bán chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem cóphù hợp với tình hình thực tiễn hay không. Sau khi thực hiệnchính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiếtkiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công tycần thay đổi chính sách chiết khấu. Nếu công ty muốn xem xét cónên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hànhphân tích mô hình.3. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu ...