Danh mục

Quản trị sản xuất 13.1

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 37.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo môn Quản trị sản xuất_ " Giới thiệu quản trị sản xuất và tác nghiệp" dành cho các bạn sinh viên đang theo học ngành quản trị kinh doanh, quản trị chất lượng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị sản xuất 13.1 GIỚI THIỆU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP 1. Một số khái niệm 1. 1. Khái niệm về sản xuất Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trìnhtạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc,nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác chuyển đổi nóthành sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này là trọng tâm của cái gọi là sảnxuất và là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầucủa các nhà quản trị trong sản xuất và điều hành, những người mà chúng ta sẽ gọi lànhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất. Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào,biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhucầu của con người. Nó có thể phân thành: Sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2; sản xuấtbậc 3. - Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thuỷ) : Là hình thức sản xuất dựa vào khaithác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên sẵncó, có ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản , đánh bắt hải sản,trồng trọt... - Sản xuất bậc 2 (ngành chế biến): Là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến cácloại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa. - Sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏamãn nhu cầu đa dạng của con người như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngânhàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục... Đặc điểm của sản xuất hiện đại: - Sản xuất phải có kế hoạch hợp lý khoa học, kỹ sư giỏi, công nhân được đàotạo, thiết bị hiện đại. - Ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm. - Ngày càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp. - Mối quan tâm chung về kiểm soát chi phí - Tập trung và chuyên môn hóa - Những nhà máy lớn, cũ, là trở ngại cho sự cải tiến - Ứng dụng ý tưởng cơ khí hóa và tự động hóa - Ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học - Mô phỏng toán học để hỗ trợ cho việc ra quyết định. 1.2. Khái niệm về quản trị sản xuất và tác nghiệp Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đếnviệc quản trị các yều tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm biến đổichúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chứcnăng cơ bản: marketing, sản xuất, tài chính. Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặcbiệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương phápquản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếuquản trị kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản. 2. Xu hướng nghiên cứu quản trị sản xuất và tác nghiệp 2.1. Sản xuất như là một hệ thống Russel Ackoff, nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau:Hệ thống là một tổng thể chia nhỏ được mà không làm nó mất đi những nét đặc trưngvà vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể. Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhânlực, tiền vốn, các thiết bị, thông tin... Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổihình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, màchúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả được quản lý bằng hệ thốngquản lý nhằm xác định xem kết quả đó có thể chấp nhận được hay không về mặt sốlượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không cần có sựthay đổi nào trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, cần phải thựchiện các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý . Mô hình hệ thống sản xuất: Đầu vào: Được phân chia thành 3 loại chính. a. Các nhân tố ngoại vi: Nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu hướng cung cấp cho các nhà quảntrị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng có ảnh hưởng tới hệ thống. Các nhântố này bao gồm: - Điều kiện về kinh tế: Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thuhút tiềm năng bằng các chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất tăng lên thìsố vốn cần cho việc đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có được, hay là khi lãi suấttăng lên thì thu nhập cá nhân sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử dụng cũng giảm.Khi giá cổ phiếu tăng lên, mong muốn mua cổ phần, đồng thời là một nguồn vốn đểphát triển sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng thì của cải của người tiêudùng và doanh nghiệp đều tăng lên. - Điều kiện về nhân khẩu, địa lý, văn hóa, xã hội: Cần xem xét về số lượng dâncư tại địa bàn hoạt động, cũng như khả năng thu nhập của họ và một số yếu tố kháccó li ...

Tài liệu được xem nhiều: