![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Quản trị tri thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp trong thời kỳ hội nhập
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 314.72 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết hướng đến các mục tiêu cụ thể: đánh giá thực trạng quản trị tri thức trong các DNNVV, tìm hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quản trị tri thức, và từ những đánh giá, phân tích thực trạng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, nghiên cứu đề xuất những giải pháp để thúc đẩy, tăng cường quản trị tri thức trong các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị tri thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp trong thời kỳ hội nhập QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KNOWLEDGE MANAGEMENT IN SMALL AND MEDIUM – SIZED ENTERPRISES: PRACTICES AND SOLUTIONS IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION PERIOD TS. Nguyễn Thanh Hải Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng trở nên mạnh mẽ, có tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với các DNNVV vốn có tiềm lực và sức cạnh trạnh còn hạn chế. Đổi mới cách thức quản lý, thực hành quản trị tri thức để nâng cao năng suất, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững như một yêu cầu có tính mệnh lệnh đối với các DNNVV. Nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp còn khá mơ hồ về quản trị tri thức, sự hiểu biết chưa đúng, chưa đầy đủ về quản trị tri thức. Do đó, thực hành quản trị tri thức ở các DNNVV còn mang tính tự phát, không chính thức và chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp tăng cường thực hành quản trị tri thức, có chính sách đầu tư và giải pháp thực hiện quản trị tri thức phù hợp với doanh nghiệp. Từ khóa: Quản trị tri thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả, hội nhập quốc tế, Việt Nam. Abstract The international integration that is becoming more powerful in Vietnam has a profound impact on the economy, especially for SMEs which have the limited potential and competitiveness by comparing with competitors. So, for this kind of enterprise, the key success factors reside in innovation of administrative and knowledge management in order to raise productivity, to create competitive advantage and sustainable development. However, recent researches show that SMEs has an informal and vulnerable knowledge management system. Therefore, knowledge management practices in business are longer spontaneous, less formal and less effective as expected. This situation requires SMEs to strengthen its knowledge management practices by implementing investment policies and measures to improve their knowledge management. Key words: Knowledge management, small and medium-sized enterprises, performance, international integration, Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Chưa bao giờ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nước ta đứng trước nhiều thời cơ và thách thức như bây giờ. Thời cơ là bởi các DNNVV được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, các định chế thương mại tự do mà nước ta gia nhập được kỳ vọng sẽ mang lại động lực phát triển mới cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi, các DNNVV nước ta cũng gặp những thách thức về cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội 667 địa, những hạn chế về vốn, công nghệ, những yếu kém về năng lực quản lý, chất lượng nguồn lao động... Những thời cơ cần được nắm bắt và những hạn chế, tồn tại và yếu kém cần được khắc phục và cải thiện. Hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu cho các DNNVV cần tự đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng tối đa nguồn tri thức vào trong sản xuất và kinh doanh. Trong thời đại tri thức và trong nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp cần phải đánh giá và nhìn nhận đúng vai trò và tầm quan trọng của tri thức trong doanh nghiệp. Tri thức cần phải được xem là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, và quản trị tri thức là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Hiểu đúng về quản trị tri thức, có một chiến lược quản trị tri thức đúng đắn, cách thức triển khai áp dụng hợp lý là 1 vấn đề không dễ dàng đối với các doanh nghiệp, khi quản trị tri thức vẫn còn là 1 khái niệm mới mẻ và khá xa lạ với các DNNVV Việt Nam. Trước thực trạng này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị tri thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực trạng, thách thức và giải pháp trong thời kỳ hội nhập”. Bài viết hướng đến các mục tiêu cụ thể: đánh giá thực trạng quản trị tri thức trong các DNNVV, tìm hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quản trị tri thức, và từ những đánh giá, phân tích thực trạng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, nghiên cứu đề xuất những giải pháp để thúc đẩy, tăng cường quản trị tri thức trong các doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Định nghĩa và những đặc điểm của các DNNVV Định nghĩa: DNNVV được xác định dựa theo một số tiêu chí như: số lao động, tổng nguồn vốn và doanh thu. Theo thông tư Số 16/2013/TT-BTC, ban hành ngày 08/02/2013 thì DNNVV nhỏ được xác định dựa trên số lao động và doanh thu năm. Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có số lao động dưới 200 làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Theo Nghị định 56/2009 NĐ-CP của thì xác định DNNVV dựa vào 2 tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động, những DNNVV phải đáp ứng được 1 trong 2 tiêu chí là số lao động tối đa không vượt quá 300 người hoặc tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống. Các DNNVV có các đặc điểm sau đây: Nguồn lực: Các DNNVV thường có giới hạn về các nguồn lực, đặc biệt là về tài chính, mức độ gắn bó và trình độ của nhân viên. Các DNNVV có dự trữ tiền mặt thấp, nên dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường hay sự chậm trễ thanh toán của khách hàng (I- Ching và các cộng sự, 2013). Cấu trúc tổ chức: Các DNNVV do có số lượng nhân viên ít nên thường có cấu trúc tổ chức linh hoạt, đơn giản, và đặt trọng tâm ở chủ sở hữu. Đây cũng chính là nền tảng để “tạo điều kiện cho khám phá, chuyển giao và sử dụng tri thức bên trong doanh nghiệp” (I-Ching và các cộng sự, 2013). Quản lý: Các DNNVV thường có các cấu trúc quản lý phi chính thức, các quy trình và chính sách chính thức ít hơn. Đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị tri thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp trong thời kỳ hội nhập QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KNOWLEDGE MANAGEMENT IN SMALL AND MEDIUM – SIZED ENTERPRISES: PRACTICES AND SOLUTIONS IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION PERIOD TS. Nguyễn Thanh Hải Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng trở nên mạnh mẽ, có tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với các DNNVV vốn có tiềm lực và sức cạnh trạnh còn hạn chế. Đổi mới cách thức quản lý, thực hành quản trị tri thức để nâng cao năng suất, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững như một yêu cầu có tính mệnh lệnh đối với các DNNVV. Nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp còn khá mơ hồ về quản trị tri thức, sự hiểu biết chưa đúng, chưa đầy đủ về quản trị tri thức. Do đó, thực hành quản trị tri thức ở các DNNVV còn mang tính tự phát, không chính thức và chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp tăng cường thực hành quản trị tri thức, có chính sách đầu tư và giải pháp thực hiện quản trị tri thức phù hợp với doanh nghiệp. Từ khóa: Quản trị tri thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả, hội nhập quốc tế, Việt Nam. Abstract The international integration that is becoming more powerful in Vietnam has a profound impact on the economy, especially for SMEs which have the limited potential and competitiveness by comparing with competitors. So, for this kind of enterprise, the key success factors reside in innovation of administrative and knowledge management in order to raise productivity, to create competitive advantage and sustainable development. However, recent researches show that SMEs has an informal and vulnerable knowledge management system. Therefore, knowledge management practices in business are longer spontaneous, less formal and less effective as expected. This situation requires SMEs to strengthen its knowledge management practices by implementing investment policies and measures to improve their knowledge management. Key words: Knowledge management, small and medium-sized enterprises, performance, international integration, Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Chưa bao giờ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nước ta đứng trước nhiều thời cơ và thách thức như bây giờ. Thời cơ là bởi các DNNVV được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, các định chế thương mại tự do mà nước ta gia nhập được kỳ vọng sẽ mang lại động lực phát triển mới cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi, các DNNVV nước ta cũng gặp những thách thức về cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội 667 địa, những hạn chế về vốn, công nghệ, những yếu kém về năng lực quản lý, chất lượng nguồn lao động... Những thời cơ cần được nắm bắt và những hạn chế, tồn tại và yếu kém cần được khắc phục và cải thiện. Hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu cho các DNNVV cần tự đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng tối đa nguồn tri thức vào trong sản xuất và kinh doanh. Trong thời đại tri thức và trong nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp cần phải đánh giá và nhìn nhận đúng vai trò và tầm quan trọng của tri thức trong doanh nghiệp. Tri thức cần phải được xem là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, và quản trị tri thức là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Hiểu đúng về quản trị tri thức, có một chiến lược quản trị tri thức đúng đắn, cách thức triển khai áp dụng hợp lý là 1 vấn đề không dễ dàng đối với các doanh nghiệp, khi quản trị tri thức vẫn còn là 1 khái niệm mới mẻ và khá xa lạ với các DNNVV Việt Nam. Trước thực trạng này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị tri thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực trạng, thách thức và giải pháp trong thời kỳ hội nhập”. Bài viết hướng đến các mục tiêu cụ thể: đánh giá thực trạng quản trị tri thức trong các DNNVV, tìm hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong quản trị tri thức, và từ những đánh giá, phân tích thực trạng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, nghiên cứu đề xuất những giải pháp để thúc đẩy, tăng cường quản trị tri thức trong các doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Định nghĩa và những đặc điểm của các DNNVV Định nghĩa: DNNVV được xác định dựa theo một số tiêu chí như: số lao động, tổng nguồn vốn và doanh thu. Theo thông tư Số 16/2013/TT-BTC, ban hành ngày 08/02/2013 thì DNNVV nhỏ được xác định dựa trên số lao động và doanh thu năm. Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có số lao động dưới 200 làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Theo Nghị định 56/2009 NĐ-CP của thì xác định DNNVV dựa vào 2 tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động, những DNNVV phải đáp ứng được 1 trong 2 tiêu chí là số lao động tối đa không vượt quá 300 người hoặc tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống. Các DNNVV có các đặc điểm sau đây: Nguồn lực: Các DNNVV thường có giới hạn về các nguồn lực, đặc biệt là về tài chính, mức độ gắn bó và trình độ của nhân viên. Các DNNVV có dự trữ tiền mặt thấp, nên dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường hay sự chậm trễ thanh toán của khách hàng (I- Ching và các cộng sự, 2013). Cấu trúc tổ chức: Các DNNVV do có số lượng nhân viên ít nên thường có cấu trúc tổ chức linh hoạt, đơn giản, và đặt trọng tâm ở chủ sở hữu. Đây cũng chính là nền tảng để “tạo điều kiện cho khám phá, chuyển giao và sử dụng tri thức bên trong doanh nghiệp” (I-Ching và các cộng sự, 2013). Quản lý: Các DNNVV thường có các cấu trúc quản lý phi chính thức, các quy trình và chính sách chính thức ít hơn. Đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Quá trình hội nhập quốc tế Quản trị tri thức doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn lao động Chiến lược phát triển kinh doanhTài liệu liên quan:
-
12 trang 194 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 177 0 0 -
11 trang 175 0 0
-
19 trang 158 0 0
-
Lợi thế thị trường bán lẻ Việt Nam – thị trường mới nổi: Thu hút nhà đầu tư nước ngoài
6 trang 98 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 96 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 81 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 72 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 63 0 0 -
Con đường nào cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3 trang 46 0 0