Danh mục

Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) đại phá quân Thanh - I

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối năm 1788, nạn xâm lược của quân Thanh trở thành nguy cơ trực tiếp và chủ yếu đối với nước ta. Mãn Thanh vốn là một tộc phía Bắc ở Trung Quốc, nhân khi triều Minh sụp đổ vì phong trào khởi nghĩa của nông dân, đã tràn xuống thành lập một vương triều thống trị Trung Quốc từ giữa thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã đánh bại phong trào phản kháng của nông dân trong nước và mở rộng xâm lược các miền khác. Dưới triều Càn Long, nhà Thanh đạt đến độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) đại phá quân Thanh - I Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) đại phá quân Thanh - ICuối năm 1788, nạn xâm lược của quân Thanh trở thành nguy cơ trực tiếp và chủ yếu đối vớinước ta.Mãn Thanh vốn là một tộc phía Bắc ở Trung Quốc, nhân khi triều Minh sụp đổ vì phong trào khởinghĩa của nông dân, đã tràn xuống thành lập một vương triều thống trị Trung Quốc từ giữa thế kỷXVII. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã đánh bại phong trào phản kháng của nông dân trongnước và mở rộng xâm lược các miền khác. Dưới triều Càn Long, nhà Thanh đạt đến độ cườngthịnh nhất của vương triều này. Đây cũng chính là lúc nhà Thanh lăm le xâm lược nước ta.Nhà Thanh huy động một lực lượng bộ binh gồm 20 vạn quân chiến đấu và hàng chục vạn quânvận chuyển phục dịch, do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm thống soái. Vua Càn Longnhà Thanh ra một bản chỉ dụ trực tiếp đề ra phương hướng chiến lược cho Tôn Sĩ Nghị nhằmtriệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong nước ta để thực hiện dã tâm xâm lược. Nhà Thanh còndự định điều động một lực lượng thủy binh để khi cần thiết, sẽ vượt biên đánh thẳng vào ThuậnQuảng phối hợp với bộ binh tiến công từ Bắc xuống. Quyết tâm xâm lược của kẻ thù rất lớn, âmmưu của chúng rất nguy hiểm.Diễn lại cuộc hành quân của quân Tây Sơn hai người khiêng một người trên võng từ Phú Xuân tiến quân ra Thăng Long. (Ảnh: VnExpress)Tháng 11 năm 1788, quân Thanh chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Theo tính toán chủquan của Tôn Sĩ Nghị, nhà Thanh hủy bỏ kế hoạch điều động thủy binh đánh vào ThuậnQuảng. Do đó, quân Thanh xâm lược nước ta chỉ có bộ binh.- Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, qua Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long.- Đạo quân thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy, qua Cao Bằng tiến xuống.- Đạo quân thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy, qua Tuyên Quang tiến xuống.- Đạo quân thứ tư theo đường Yên Quảng (Quảng Ninh) tiến vào.Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc bấy giờ do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, chỉ độ một vài vạn quân.Trước cuộc xâm lược ồ ạt và đại qui mô của quân Thanh, các đồn ải biên giới bị thất thủ. Trongnước, bọn phong kiến phản động lại nổi dậy tiếp tay cho bọn xâm lược.Trong tình hình bất lợi đó, Ngô Văn Sở theo chủ trương sáng suốt của Ngô Thì Nhậm, quyết địnhtổ chức cuộc rút lui chủ động để bảo toàn lực lượng.Ngô Thì Nhậm vốn là quan của họ Trịnh (làm đến thị lang) nhưng là một sĩ phu yêu nước hiểubiết đâu là chính nghĩa nên đã sớm tham gia phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ tincậy, giao cho trọng trách cùng với Ngô Văn Sở lo liệu công việc Bắc Hà. Chủ trương rút lui củaông được tóm tắt trong câu nói “nay ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui không bỏ mất một mũitên. Cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi…” Nguyễn Huệ đánh giá cao chủ trương đócủa Ngô Thì Nhậm: “Các ông đã biết nín nhục để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra ngăn giữcác nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng. Kế ấylà rất đúng”.Quân Tây Sơn được lệnh tập trung về Thăng Long. Tại đây, quân ta tổ chức một cuộc duyệt binhlớn bên bờ sông Hồng rồi rút lui theo kế hoạch đã định. Thủy binh đóng giữ vùng Biện Sơn(Thanh Hóa), bộ binh chiếm lĩnh miền núi Tam Điệp (Ninh Bình) lập thành một phòng tuyến vữngchắc.Trước khi rút lui, quân Tây Sơn đã phá hủy cầu đường, cất giấu thuyền bè và bố trí những lựclượng kiềm chế trên đường tiến quân của địch. Vì vậy, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị từ biêngiới phải mất 20 ngày mới đến Thăng Long và trên đường bị chặn đánh nhiều nơi.Ngày 17 tháng 12, quân Thanh chiếm đóng thành Thăng Long. Thu được thắng lợi tương đối dễdàng. Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất khinh địch và ngạo mạn. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm thời nghỉ ngơiđể chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán và chuẩn bị sang xuân sẽ tiếp tục tiến công. Hắn đóng đại bảndoanh ở cung Tây Long (phía Đông Nam Thăng Long) và bố trí lực lượng thành thế phòng ngựtạm thời.Đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng doanh trại ở hai bên bờ sông Hồng, giữa có cầu phaoqua lại. Phía Nam Thăng Long, hắn bố trí một hệ thống phòng ngự gồm nhiều đồn lũy mà cứđiểm then chốt là đồn Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Đạo quân Sầm Nghi Đống ở KhươngThượng (Đống Đa, Hà Nội), bảo vệ mặt Tây Nam thành Thăng Long. Đạo quân Ô Đại Kinh đóngở Sơn Tây, đạo quân thứ tư đóng ở Hải Dương.Kinh thành Thăng Long và một phần đất Bắc Hà đã bị quân giặc chiếm đóng. Tôn Sĩ Nghị buônglỏng cho quân lính mặc sức hoành hành, cướp bóc, hãm hiếp nhân dân.Bọn phong kiến phản động trong nước cấu kết chặt chẽ với bọn cướp nước. Bè lũ Lê ChiêuThống bám gót quân Thanh, trở về Thăng Long. Hắn được vua Thanh phong làm An Nam quốcvương nhưng chỉ là một tên bù nhìn ươn hèn đốn mạt. Đối với quân thù thì bọ chúng quỳ lụy đếnkhốn nạn. Đối với nhân dân trong nước thì chúng tàn nhẫn đến dã man. Dựa vào thế quânThanh, chúng trả thù báo oán r ...

Tài liệu được xem nhiều: