Danh mục

Quang Trung với vấn đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Phú Xuân

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.67 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến thắng Phú Xuân chỉ là một trong biết bao trận thắng mà nghĩa quân Tây Sơn đã giành được dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải tài ba Nguyễn Huệ. Nhưng xét về góc độ chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch cũng như chính trị nó lại mang một ý nghĩa sâu sắc. Hai trăm năm lịch sử đã trôi qua nhưng chiến thắng Phú Xuân cùng với tên tuổi, sự nghiệp của Nguyễn Huệ - người anh hùng vĩ đại của dân tộc, lãnh tụ kiệt xuất của nông dân Việt Nam mãi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quang Trung với vấn đề: Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Phú XuânQuang Trung với vấn đề:Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Phú Xuân (1786)Chiến thắng Phú Xuân chỉ là một trong biết bao trận thắng mà nghĩa quân Tây Sơn đãgiành được dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải tài ba Nguyễn Huệ. Nhưng xét vềgóc độ chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch cũng như chính trị nó lại mang một ýnghĩa sâu sắc.Hai trăm năm lịch sử đã trôi qua nhưng chiến thắng Phú Xuân cùng với tên tuổi, sự nghiệp củaNguyễn Huệ - người anh hùng vĩ đại của dân tộc, lãnh tụ kiệt xuất của nông dân Việt Nam mãimãi được dân tộc ngưỡng mộ. Sơ đồ thủ phủ Phú Xuân năm 1738-1775 (Ảnh: hueworldheritage.org.vn)Nửa cuối thế kỷ 18, xã hội Việt Nam hỗn độn trong những mâu thuẫn lớn của xã hội đãphát triển đến cực điểm, đòi hỏi được giải quyết một cách cấp thiết. Nguyễn Huệ cùngvới phong trào nông dân Tây Sơn đã xuất hiện như một ngôi sao sáng trên nền trời u ámViệt Nam. Ông là người khởi xướng nên phong trào Tây Sơn, đưa nó từ cuộc khởi nghĩacủa nông dân từ phạm vi nhỏ, địa phương, vươn lên thành phong trào mang tính chất dântộc có ý nghĩa lịch sử vĩ đại.Về nghệ thuật quân sự của Quang Trung có nhiều vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi sâu tìm hiểunghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch Phú Xuân là chủ yếu. Chiến dịch Phú Xuân là một trongnhững chiến dịch quy mô lớn của nghĩa quân Tây Sơn, nó có ý nghĩa hướng tới việc thực hiệncho kỳ được mục tiêu chiến lược đặt ra là: làm chủ một khu vực đất đai rộng lớn từ đèo Hải Vânđến bờ sông Gianh, mở rộng địa bàn của nghĩa quân, củng cố vững chắc thắng lợi và thế chiếnlược chiến tranh sang một cục diện mới. Trong chiến dịch này đã có sự hợp đồng chặt chẽ củanhiều quân chủng, tiến hành trên không gian lớn, trong một thời gian ngắn để giáng đòn quyếtđịnh giải phóng đất đai. Hơn hẳn các chiến dịch trước đó, Nguyễn Huệ chưa phát triển chiến dịchđến mục tiêu giải quyết được vấn đề mở rộng thế chiến lược một cách vững chắc. về mặt chiếndịch thì giá trị thắng lợi của từng trận đánh là rất lớn. Song, vấn đề cần giải quyết là giành lấythắng lợi quyết định về chiến lược chứ không phải đơn thuần thắng lợi về chiến dịch. Phải đếnchiến dịch Phú Xuân, nghĩa quân Tây Sơn mới phát triển chiến dịch đạt tới mục tiêu chiến lượcrộng lớn.Kinh nghiệm chiến tranh cho thấy nhân tố quan trọng để tiêu diệt lực lượng địch có ưu thế vềquân số, có lợi về mặt địa hình là phải tập trung lực lượng giáng đòn đột kích vào chúng. Giànhđược yếu tố bất ngờ trong hành động chỉ khi nào giữ được các biện pháp thực hành tiến công,trước hết tại hướng đột kích chính trong các chiến dịch. Tính bất ngờ của các hoạt động bảođảm giành chủ động, phá vỡ các kế hoạch của địch, buộc địch làm theo kế hoạch của mình, giữvững quyền chủ động chiến dịch. Bất ngờ tối đa, chủ động tối đa là mạch sống của tác chiến.Ở chiến dịch Phú Xuân, xét tương quan lực lượng về mặt quân số thì số lượng quân Trịnh nhiềuhơn quân Tây Sơn từ hai đến ba lần. Hơn ba vạn quân Trịnh đã phòng ngự trên một tuyến địahình rất có lợi cho chúng; đây là một khu phòng ngự mạnh. Trước khi đánh Phú Xuân, nghĩaquân Tây Sơn phải đương đầu với thành lũy kiên cố của quân Trịnh đóng trên đèo Hải Vân, nếukhông giải quyết được hệ thống phòng ngự này thì không thể thực hiện được kế hoạch hạ thànhPhú Xuân. Trước những khó khăn lớn như vậy. Nguyễn Huệ càng tỏ rõ là người chỉ huy có bảnlĩnh vững vàng, có trình độ và nghệ thuật cao về công sự vững chắc – đánh thành quách – và đãtừng trải qua hàng chục trận đánh lớn nhỏ, với nhiều kẻ thù và xử trí nhiều tình huống chiến dịch,chiến đấu phức tạp. Từ trận Phú Yên (1775) đến các chiến dịch giải phóng Gia Định, Rạch Gầm– Xoài Mút là quá trình nâng cao trình độ tác chiến, nghệ thuật chiến dịch. Chuẩn bị cho nghĩaquân đánh đèo Hải Vân chính là bước chuẩn bị cực kỳ quan trọng để tiến tới chiến dịch hạ thànhPhú Xuân.Trên cơ sở phân tích sâu sắc toàn bộ diễn biến tình hình, phát hiện kịp thời ý định của địch, xácđịnh đúng và lợi dụng điểm yếu của địch, có lợi cho mình, khoét sâu mâu thuẫn vốn có củachúng, tránh những hành động dập khuôn và từ đó nghĩa quân Tây Sơn dồn quân địch vào tìnhthế vô cùng khó khăn, bị động đối phó, sụp đổ dây chuyền và đi đến thất bại.Trong chiến dịch này Nguyễn Huệ chọn hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch, hướng Hải Vân- Phú Xuân, bố trí chủ lực đột kích mạnh vào cạnh sườn và sau lưng thành Phú Xuân. Các trậncông thành trước đó, Nguyễn Huệ đều lấy thủy quân là mũi chính tiến công, thì trong chiến dịchnày, Ông lại chọn cánh quân bộ là chính kết hợp chặt chẽ với thủy quân tác chiến bằng lựclượng pháo binh. Nguyễn Huệ tự mình chỉ đạo chủ quân đánh theo đường bộ, vượt qua phòngtuyến của quân Trịnh ở đèo Hải Vân rồi tiến đánh thành Phú Xuân. Mũi thứ hai, mũi quan trọngtheo đường biển đánh vào Phú Xuân. Nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của N ...

Tài liệu được xem nhiều: