Danh mục

Qui mô kinh tế tối ưu cho mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 897.47 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này cho thấy nếu giới hạn công suất sân bay TSN ở mức 45 triệu HK/năm thì tổng thiệt hại kinh tế Việt nam khoảng 8,7 tỷ USD tính đến năm 2025 và khoảng 16 tỷ USD tính đến 2027 nếu sân bay Long thành chưa đi vào hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Qui mô kinh tế tối ưu cho mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất QUI MÔ KINH TẾ TỐI ƢU CHO MỞ RỘNG S N BAY T N SƠN NHẤT TS. Dƣơng Nhƣ Hùng Khoa QLCN, ĐH Bách khoa TP.HCM Tóm tắt : Trong giai đoạn 1996-2016, lưu lượng hành khách tại Tân Sơn Nhất (TSN) tăng trung bình 12,38 /năm. Công suất thiết kế của TSN là 28 triệu lượt hành khách/năm nhưng số hành khách đi qua TSN năm 2017 dự kiến vượt 36 triệu. Nhu cầu hành khách hàng không đi và đến TP.HCM và khu vực lân cận dự kiến đạt 48 triệu lượt hành khách vào năm 2020, 71 triệu vào năm 2024 và khoảng 130-170 triệu vào năm 2035. Nghi n cứu này cho thấy nếu giới hạn công suất sân bay TSN ở mức 45 triệu HK/năm thì tổng thiệt hại kinh tế Việt nam khoảng 8,7 tỷ USD tính đến năm 2025 và khoảng 16 tỷ USD tính đến 2027 nếu sân bay Long thành chưa đi vào hoạt động. 1. MỞ ĐẦU Trong giai đoạn 10 năm 2006-2016, tổng số hành khách qua lại sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) tăng hơn 3,8 lần, từ mức 8,5 triệu hành khách (HK) năm 2006 l n 32,5 triệu HK năm 2016. Dự kiến lưu lượng HK thông qua TSN sẽ tăng l n 36 triệu vào năm 2017. Việc gia tăng vận chuyển hành khách không những đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách quốc tế mà còn g p phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Quốc gia và đặc biệt là TP.HCM và khu vực lân cận. Tuy nhi n, tốc độ tăng trưởng cao cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với cơ sở hạ tầng của sân bay. Mặc dù Chính phủ đã c kế hoạch xây dựng và đưa sân bay Long thành vào hoạt động năm 2025, nhưng lưu lượng HK hiện nay tại TSN đã vượt xa công suất thiết kế 28 triệu HK/năm. Vì vậy, sân bay TSN cần được cấp bách mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng không. Mục ti u chính của nghi n cứu này là xác định qui mô kinh tế tối ưu cho việc mở rộng sân bay TSN và đánh giá hiệu quả tài chính của phương án mở rộng TSN. Nghi n cứu này sẽ bao gồm các mục ti u cụ thể như sau: - Dự báo nhu cầu hành khách hàng không của TP.HCM và khu vực lân cận trong giai đoạn 2017-2035. - Đánh giá tác động của các giới hạn công suất sân bay TSN đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2. DỰ BÁO CẦU HÀNH KHÁCH HÀNG KHÔNG TẠI TP.HCM VÀ KHU VỰC LÂN CẬN 2.1. Cơ sở của dự báo cầu hành khách hàng không TSN là sân bay c lưu lượng hành khách lớn nhất Việt nam, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp không chỉ tại TP.HCM mà còn cả khu vực lân cận. Hiện nay sân bay TSN đang hoạt động quá công suất thiết kế 28 triệu HK/năm n n nhà nước đã c kế hoạch xây dựng và đưa sân bay Long thành vào hoạt động năm 2025. Cả sân bay TSN và Long thành c chung một mục đích là phục vụ nhu cầu đi lại hàng không cho TP.HCM và khu vực lân cận n n để xác định quy mô tối ưu của sân bay TSN thì cần phải 189 dự báo nhu cầu hành khách đi và đến TP.HCM và khu vực lân cận trong giai đoạn 2017 – 2035. Nhu cầu vận chuyển hàng không c vai trò quyết định đến việc xác định quy mô mở rộng tối ưu cho sân bay TSN. Nếu qui mô sân bay TSN không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không thì sẽ tạo ra thiệt hại cho người ti u dùng, doanh nghiệp và phát triển kinh tế quốc gia. Ngược lại, nếu quy mô mở rộng TSN quá lớn thì sẽ tạo ra thừa công suất, gây lãng phí nguồn lực kinh tế và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tài chính của sân bay Long thành. Các nghi n cứu tr n thế giới đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng hàng không. Hình 1 dưới đây cho thấy trong giai đoạn 1971-2016, trung bình cứ 1 tăng trưởng GDP thế giới sẽ ứng với 1,83 tăng trưởng hàng không thế giới. Hệ số 1,83 được gọi là hệ số đàn hồi Hành khách/GDP. Hệ số đàn hồi lớn hơn 1 phản ánh nhu cầu vận chuyển hành khách hàng không nhạy cảm với thay đổi về kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì vận chuyển hàng không tăng trưởng nhanh hơn GDP. Ngược lại, khi nền kinh tế gặp kh khăn và suy giảm thì vận chuyển hàng không sẽ giảm nhiều hơn tốc độ giảm GDP. Tăng trưởng hành khách = 1.83*Tăng trưởng GDP 2 R =0.335 Hình 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vận chuyển hành khách hàng không (Nguồn: ICAO/IATA) Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng hàng không phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực và quốc gia. Hình 2 mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng hàng không của các quốc gia c đặc điểm tương tự như Việt nam (thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, dân số năm 2016 tr n 1 triệu người, và không gồm các quốc gia c thu nhập thấp vào năm 2016). Ta c thể rút ra được những điểm sau đây: - Trong giai đoạn 1996-2016, trung bình 1 tăng trưởng GDP của khu vực châu Á- TBD sẽ tạo ra 1,56 tăng trưởng hành khách hàng không trong khu vực. Khoảng 66 biến động của tăng trưởng hàng không giai đoạn 1996-2016 được giải thích bởi các biến động tăng trưởng GDP. 190 - Tăng trưởng vận chuyển hành khách hàng không Việt nam nằm xa ở phía tr n đường xu hướng. Tại Việt nam, trung bình 1 tăng trưởng GDP sẽ tương ứng với 2,44 tăng trưởng vận chuyển hành khách hàng không. Mức độ đàn hồi vận chuyển hành khách hàng không/GDP của Việt nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực vì đặc điểm đất nước dài, hẹp, và các phương tiện vận chuyển hành khách cạnh tranh với hàng không như tàu lửa cao tốc chưa phát triển. Khi thu nhập tăng l n thì người dân Việt nam c xu hướng chọn đường hàng không thay vì các đường khác như tàu lửa và xe hơi. Hình 2: Tăng trưởng GDP và vận chuyển hành khách hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nguồn: tính toán của tác giả) 2.2. Dự báo cầu hành khách đi và đến TP.HCM và khu vực lân cận giai đoạn 2017-2025 TSN là sân bay duy nhất phục vụ đi lại hàng không của TP.HCM và khu vực lân cận ít nhất đến năm 2025 khi Long thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: