Công trình tổng hợp kết quả nghiên cứu và thực tế ở Việt Nam trong nhiều năm, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dưới đây là những đặc điểm chính của quy trình công nghệ:
I. Các kiểu giống ngô lai đang sản xuất tại Việt Nam Ngô lai quy ước (Conventional Hybrid) - giống lai giữa các dòng thuần: - Lai đơn: A x B như các giống lai LVN 10, LVN 20, LVN 23, LVN 25...
- Lai đơn cải tiến: (A x A'') x B hoặc (A x A'') x (B x B''). A và A'', B...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Qui trình công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai F1
Qui trình công nghệ sản xuất
hạt giống ngô lai F1
Viện Nghiên cứu Ngô
Công trình tổng hợp kết quả nghiên cứu và thực tế ở Việt Nam trong
nhiều năm, có tham
khảo kinh nghiệm quốc tế. Dưới đây là những đặc điểm chính của quy
trình công nghệ:
I. Các kiểu giống ngô lai đang sản xuất tại Việt Nam
Ngô lai quy ước (Conventional Hybrid) - giống lai giữa các dòng
thuần:
- Lai đơn: A x B như các giống lai LVN 10, LVN 20, LVN 23, LVN
25...
- Lai đơn cải tiến: (A x A'') x B hoặc (A x A'') x (B x B''). A và A'', B
và B'' là các cặp
dòng chị em, như LVN 4.
- Lai ba: (A x B) x C như LVN 17, Pacific 60..
- Lai ba cải tiến: (A x B) x (C x C''), như LVN 33, LVN 34... C và C''
là cặp dòng chị em.
- Lai kép: (A x B) x (C x D), như LVN 5, LVN 12, LVN 31, Pacific
11, Bioseed 9670,
Bioseed 9681 . . .
Giống ngô lai không quy ước (Nonconventional Hybrid) - là giống lai
khi có ít nhất một
thành phấn không phải dòng thuần. ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các
kiểu sau:
- lai đỉnh kép: (A x B) x P (trong đó (A x B) là một lai đơn, còn P là
giống thụ phấn tự
do), như giống lai LS 3, LS 5, LS 7, LS 8...
- Lai đỉnh kép cải tiến: { (A x B) x (C x D) } x P (trong đó {(A x B) x
(C x D) } là một lai kép, P là giống thụ phấn tự do), như LS 6...
- Lai nhiều dòng: Khi bố mẹ là một lai kép và một lai đơn hoặc đều là
lai kép, như giống
lai T1, T6...
II. Thành phần bố mẹ và điều kiện nơi sản xuất
Tuỳ theo đặc điểm của các thành phần bố mẹ và kiểu lai (lai đơn, lai
ba, lai kép, lai không
quy ước) mà đề ra quy trình cụ thề để tăng năng suất và hiệu quả cho
người sản xuất và đảm bảo hạt giống đạt tiêu chuẩn. Muốn sản xuất hạt lai
thành công phải hiểu rõ đặc tính của thành phần bố mẹ, đồng thời nắm vững
những đặc điểm khí hậu, thời tiết, đất đai, khả năng thâm canh, trình độ tổ
chức quản lý của nơi sẽ tiến hành sản xuất. Nếu là lai đơn tức bố mẹ đều là
dòng thuần thì cây thường yếu, năng suất không cao, nhạy cảm với điều kiện
ngoại cảnh do vậy yêu cầu đất đai, thời vụ, chăm sóc khắt khe. Cán bộ kỹ
thuật phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, thường xuyên phải theo dõi
ruộng sản xuất để xử lý kịp thời những phát sinh. Nếu là lai ba, thông
thường mẹ là lai đơn còn bố là dòng thuần cần chú ý đầu t chăm sóc bố thời
kỳ đầu nếu không sẽ bị mẹ lấn át dẫn đến không đủ phấn hoặc chênh lệch
tung phấn phun râu làm giảm năng suất và hiệu quả. Nếu là lai kép hoặc lai
không quy ớc thì việc mẹ cho năng không khó khăn lắm, chỉ bố trí làm sao
cho phù hợp thời gian tung phấn phun râu và mẹ cho năng suất tối đa.
III. Những điểm chính trong quy trình công nghệ
1. Đất đai
- Chọn đất tốt màu mỡ, đất thịt nhẹ hoặc cát pha là tốt nhất, tưới tiêu
chủ động, có điều
kiện thâm canh cao, cán bộ và nông dân có tinh thần trách nhiệm cao,
thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật.
- Phải đảm bảo cách ly về không gian và thời gian theo tiêu chuẩn
10TCN 312 - 98.
- Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam khi mà diện tích sản xuất hạt
giống không đủ lớn,
vùng sản xuất ngô thương phẩm đan xen nhau, vào thời điểm ngô trỗ
thường có gió thì
khoảng cách ly 200 - 300 m là không an toàn. Vì vậy trong thực tế nên
tăng khoảng cách ly lên 400 - 500 m.
2. Thời vụ
Chọn thời vụ thích hợp nhất cho từng vùng, phụ thuộc vào khả năng
cho phấn của thành
phần bố và kết hạt của thành phần mẹ, tránh thời tiết khô nóng, rét,
hạn vào các thời kỳ ra bầu, trước và sau trỗ 20 ngày. Với các dòng thuần (bố
mẹ lai đơn, bố lai ba) giai đoạn trước khi trỗ khoảng 20 ngày và thời điểm
trỗ nếu gặp nhiệt độ trên 300C (Hoặc dưới 150C), ẩm độ không khí dưới 55%
thì sẽ cho phấn kém, râu khô dẫn đến tình trạng bắp kết hạt kém hoặc không
cho hạt. Nếu trong thời gian ngô trỗ gặp mưa kéo dài, hạt phấn không tung
được cũng dẫn đến tình trạng bắp không hạt. Khung thời vụ chung nhất cho
các vùng chính như sau:
ở Trung du, đồng bằng Bắc bộ và bắc Khu IV cũ chủ yếu gieo vào các
thời vụ sau:
Vụ xuân gieo từ 21/1 - 10/2.
Vụ thu đông gieo từ 1 5/8 - 1 5/9 .
Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên: Vụ xuân hè gieo từ 25/3 - 25/4.
- Các vùng còn lại từ nam Khu IV trở vào chủ yếu gieo vào vụ đông
xuân tháng 11 - 12.
3. Tỷ lệ bố mẹ
Tỷ lệ bố mẹ trước hết phụ thuộc vào đặc điềm hình thái của chúng
(chủ yếu là độ cao của
bố so với bắp của mẹ), thời gian cờ bố tung phấn dài hay ngắn, lượng
phấn nhiều hay ít, khả năng kết hạt của mẹ cao hay thấp, đồng thời phụ
thuộc vào thời vụ, khả năng thâm canh.
Trong điều kiện thụ phấn bằng tay như hiện nay với lai đơn và lai ba
nên gieo với tỷ lệ bố: mẹ là 1 : 3 hoặc 1 : 4 (l hàng bố, 3 - 4 hàng mẹ) còn
với lai kép là 1 : 4 hoặc 1 : 5. Trong điều kiện thụ phấn tự nhiên tỷ lệ thông
thường là 1 : 3, các hàng ngoài phải là bố; chú ý theo dõi đề can thiệp kịp
thời khi có sự cố xảy ra.
4. Thời điểm gieo bố mẹ
Thời điểm gieo bố mẹ được xác định bởi thời điểm tung phấn của bố
và phun râu của mẹ.
Khi mẹ vừa ra râu thì bố có phấn là hợp lý. Nếu thời tiết khô nóng mà
râu ra quá sớm thì sẽ bị khô và bắp sẽ kết hạt kém. Ngược lại, nếu bố tung
phấn sớm mà mẹ ra râu muộn cũng sẽ dẫn đến tình trạng bắp ít hạt. Nếu bố
yếu và thời gian tung phấn ngắn có thể gieo bố làm hai đợt cách nhau 2 - 3
ngày.
* Gieo hạt:
Tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện đất đai, thời tiết và nguồn lao động
cũng như trình độ
thâm canh mà áp dụng các biện pháp gieo trồng phù hợp như gieo
thẳng hạt khô, ngâm ủ nứt nanh rồi gieo hoặc làm bầu.
Trong tình hình sản xuất hiện nay, khi mà diện tích của các gia đình
không lớn lắm thì
biện pháp làm bầu tỏ ra có nhiều ư ...