Danh mục

Quy định của EU và Singapore về bảo vệ dữ liệu cá nhân và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 775.84 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quy định của EU và Singapore về bảo vệ dữ liệu cá nhân và hàm ý chính sách cho Việt Nam" nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy được dòng chảy dữ liệu tự do để phát triển kinh tế số tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định của EU và Singapore về bảo vệ dữ liệu cá nhân và hàm ý chính sách cho Việt Nam QUY ĐỊNH CỦA EU VÀ SINGAPORE VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Phạm Hồng Sơn Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên CLB các nhà khoa học trẻ TP.HCM Email: uvnchdt@gmail.comTóm tắt: Theo thống kê của Vnetwork, tính đến ngày 13/10/2023 thì Việt Nam có hơn 77 triệungười dùng đang sử dụng internet, chiếm 79,1% dân số; hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội,chiếm 71% dân số; và tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với164,0% tổng dân số (VNETWORK, 2023). Số liệu này cho thấy tín hiệu đáng mừng của ViệtNam trong tiến trình hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, qua đó cũng chothấy sự gia tăng rủi ro về an ninh mạng và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số.Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của EU và Singaporelà rất cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở ViệtNam.Abstract: According to Vnetwork’s statistics, as of October 13, 2023, there are more than 77million users using the internet in Vietnam, accounting for 79.1% of the population; more than70 million social media users, accounting for 71% of the population; and the total number ofactive mobile connections is 161.6 million, equivalent to 164.0% of the total population. Thisdata shows a good sign of Vietnam in the process of integration and development in the digitalera. However, it also shows an increase in cybersecurity risks and personal data protectionissues in the digital environment. Therefore, it is essential to refer to the legislative experienceon personal data protection of EU and Singapore in the process of improving the legal systemon personal data protection in Vietnam.Từ khóa: Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dữ liệu cá nhân, dữ liệu đời tư, quyền riêng tưKeywords: Personal data protection, personal data, privacy data, privacy1. Đặt vấn đềTình trạng lộ lọt, mua bán trái phép, xâm phạm dữ liệu cá nhân (DLCN) trên thế giới và ở ViệtNam hiện nay đang được đánh giá là vấn đề cấp bách và báo động đỏ. Vấn đề này trong những 665năm gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm và thậm chí được đưa lên nghị trường Quốc hộivà trong các buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.Những vụ việc điển hình như vào năm 2018, Việt Nam nằm trong Top 10 nước bị lộ thông tintrên Facebook vì có 427.466 tài khoản bị hãng Cambridge Analytica sử dụng dữ liệu phục vụcho cuộc bầu cử của Hoa Kỳ (Cam, 2018). Hay việc Thế giới di động và Ðiện máy xanh để lộhơn năm triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán. Theo số liệu của Bộ Côngan, từ năm 2019 - 2020, có 1.300GB dữ liệu của rất nhiều cá nhân Việt Nam bị mua bán tráiphép trên thị trường chợ đen. Đặc biệt, năm 2022, Việt Nam ghi nhận 12.935 trường hợp lừađảo trực tuyến; trong đó, 75% lừa đảo tài chính, 25% lừa đánh cắp DLCN để lừa đảo tài chínhhoặc mục đích xấu khác (A. Nguyen, 2023). Hay gần đây nhất là vụ việc nhân viên hai ngânhàng TPbank và LPbank tự ý lấy thông tin người dân mở tài khoản vào ngày 10 và 11/7/2023trong quá trình tổ chức cấp, hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân trênđịa bàn xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ DLCN, có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 01/7/2023. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên tạo hành lang pháplý nhằm bảo vệ DLCN tại Việt Nam một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa những nguy cơ và hệquả của các hành vi xâm phạm DLCN. Tuy nhiên, nội dung về bảo vệ DLCN cũng đang nằmrải rác trong một số văn bản khác như Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng dânsự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Giao dịch điện tử; Luật Công nghệ thông tin... và các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành các văn bản trên. Trong tương lai, vấn đề bảo vệ DLCN không thểnằm dưới góc độ Nghị định mà chắc chắn phải có một đạo luật cụ thể, riêng biệt để tạo sựthống nhất và tránh chồng chéo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật.2. Cơ sở lý luận về dữ liệu cá nhân2.1. Khái niệm về dữ liệu cá nhânTheo Luật Rumani số 677/2001, DLCN được hiểu là bất kỳ thông tin nào liên quan đến một cánhân đã được xác định hoặc có thể nhận dạng được; Người có thể nhận dạng là người có thểđược xác định, trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể bằng cách tham chiếu đến số nhận dạng hoặcmột hoặc nhiều yếu tố cụ thể về bản sắc thể chất, sinh lý, tâm lý, kinh tế, văn hóa hoặc xã hộicủa người đó (Srivastava, 2020). Quy định này của Rumani có nhiều điểm tương đồng với cáchgiải thích về DLCN của Liên minh châu Âu tại Điều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: