Danh mục

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 932.25 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG GS-TSKH Nguyễn Quang Thái Hội khoa học kinh tế Việt Nam Mấy lời nói đầu Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong 20 năm, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm và nói chung đều từ khoảng 5-9%/năm, cho thấy, trong đổi mới và nhờ đổi mới, Việt Nam đã tận dụng được thời cơ để đạt được những thành tựu quan trọng trong đổi mới và hội nhập theo hướng phát triển bền vững...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG GS-TSKH Nguyễn Quang Thái Hội khoa học kinh tế Việt Nam Mấy lời nói đầu Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong 20 năm, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm và nói chung đều từ khoảng 5-9%/năm, cho thấy, trong đổi mới và nhờ đổi mới, Việt Nam đã tận dụng được thời cơ để đạt được những thành tựu quan trọng trong đổi mới và hội nhập theo hướng phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường). Tuy nhiên, nhìn sâu vào bên trong của những thành tựu này, chúng ta có thể thấy cả những khiế m khuyết và yếu kém, làm hạn chế số lượng và chất lượng của quá trình tăng trưởng. Dưới đây xin phân tích một số vấn đề liên quan đến đầu tư và đầu tư công. I. Chiến lược, quy hoạch phát triển, quy hoạch đầu tư và chương trình đầu tư công cộng PIP trong tiến trình Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi quá trình phát triển cần được dẫn dắt bở những quan điểm và định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, và hơn thế cần được cụ thể hóa bằng các định hướng và bố trí có cân nhắc trong các quy hoạch phát triển và chương trình đầu tư toàn diện và đầu tư công PIP. Từ năm 1991, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành xây dựng Chiến lược (STRATEGY) “ổn định và phát triển” KTXH đến năm 2000. Đây là bản chiến lược được xây dựng đầu tiên sau đổi mới, khá toàn diện và cũng làm rõ xu hướng đổi mới trong các quan điể m, định hướng và bố trí đầu tư. Những đổi mới này có phần đóng góp cần mẫn của các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực, thực hiện các phân tích và dự báo kinh tế1. Thậm chí, cũng lần đầu tiên (cách đây 20 năm, từ 1991) trong các 1 Có thể xem một trong các công trình này do TSKH Nguyễn Quang Thái chủ trì. Báo cáo đề tài 70A-02-04 “Phân tích sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ và dự báo đến năm 2005” (đã bảo vệ thành công năm 1990). Đề tài đã đóng góp vào việc xây dựng luận cứ cho hai kịch bản phát triển trong Chiến lược phát triển thực hiện năm 1991 (NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, trang 46-47), trong đó chủ nhiệm đề tài này đã là người trực tiếp tham gia luận chứng (từ 6 kịch bản) và tính toán dự báo (2 kịch bản) dùng trong phụ lục. Trong Chiến lược được Đại Hội VII thông qua, đã dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 35-45 tỷ$, trong đó chia ra các nguồn vốn trong nước 22-25 tỷ$ (gồm cả vốn Nhà nước 10-12 tỷ$ (khoảng 25-30%) và vốn của doanh nghiệp và nhân dân 12-13 tỷ$ hay 30-35%) và vốn ngoài nước13-20 tỷ$ (35-40%). Các dự báo này là 1 GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010 chiến lược, Việt Nam đã đưa ra kịch bản phát triển (lúc đó gọi là hai phương án trong phần phụ lục) rất cụ thể về quan điểm dự báo khoảng về tăng trưởng và định hướng việc huy động và sử dụng các nguồn vốn. Thực tế cho thấy, bản chiến lược này về cơ bản đã được thực hiện thành công, dù Việt Nam phải ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Á trong giai đoạn 1997-1999. Nhờ các quan điểm và định hướng này của Chiến lược, nước ta đã từng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng KTXH nhiều năm (do đó chiến lược mới có tên là Chiến lược “ổn định”) và đi vào giai đoạn đẩy tới một bước (từ 1994) và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện dại hóa (từ năm 1996), đáp ứng nhu cầu của phần thứ hai của chiến lược 10 năm này là “phát triển” KTXH đến năm 2000. Trong trong các năm 1994-1995 lần đầu tiên, Việt Nam đã điều chỉnh các bố trí của Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất (do các chuyên gia Liên xô giúp xây dựng, thiên về bố trí các ngành sản xuất vật chất, tương ứng với hệ thống hạch toán “sản xuất vật chất” MPS – Material Production System và hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân) thành các quy hoạch tổng thể (mà chúng ta từng bước làm quen với thuật ngữ MASTER PLAN) của nền kinh tế thị trường với cả các ngành “phi sản xuất” và khu vực dịch vụ, thích ứng với hệ thống hạch toán “tài khoản quốc gia” SNA – System of Natioanal Account. Như đã biết, thích ứng với giai đoạn này, sau thời gian thử nghiệ m từ 1988-1990 với sự trợ giúp của UNDP, và từ năm 1993, lần đầu tiên Việt Nam cũng đã ứng dụng phương thức hạch toán SNA và tính toán các chỉ tiêu tổng hợp, trong đó có GDP 2. khá sát thực tế, khi tích lũy nội bộ nền kinh tế được tăng cường khi đất nước ra khỏi khủng hoảng, kèm theo việc thu hút và sử dụng vốn bên ngoài ngày càng được đẩy mạnh từ sau Luật đầu tư nước ngoài 1987 và Hội nghị các nhà tài trợ tại Paris năm 1993. 2 Vietnam Economy 1986-1991 based on the system of National Account, GSO, Hanoi, 1992 by Dr. Le Van Toan. 2 GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010 Văn bản chiến lược và phụ lục trang 46-47 cùng đề tài thực hiện năm 1988-1990 về phân tích sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ và dự báo đến năm 2005 (Chủ nhiệm TSKH Nguyễn Quang Thái) Như đã nêu, một khi các chiến lược 10 năm mới nêu được những định hướng khái quát thì các quy hoạch phát triển, quy hoạch và chương trình đầu tư toàn xã hội và đầu tư công sẽ từng bước chi tiết hóa, làm luận cứ cho bố trí kế hoạch hằng năm để “vật chất hóa” các ý đồ chiến lược. Vì thế, từ 1994 Việt Nam đã thực hiện các quy hoạch tổng thể (Master Plan) tại các tỉnh,thành phố, các vùng cũng như từng bước chuyển sang xây dựng quy hoạch phát triển các ngành, trong đó đầu tiên là quy hoạch công nghiệp và kết cấu hạ tầng cho giai đoạn đến 2000 và 2010 (được Thủ tướng Chính Phủ lần đầu tiên thông qua năm 1996, trong đó không chỉ xác định quy hoạch cơ sở hạ tầng mà còn nêu định hướng phát triển 33 khu công nghiệp đầu tiên, cũng như các nguyên tắc khi nào mới mở thêm các khu công nghiệp mới, khá chặt 3 GS Nguyễn Quang Thái. Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công, Hà Nội, 12/2010 chẽ ...

Tài liệu được xem nhiều: